(HBĐT) - Có tiềm năng, lợi thế về đồng cỏ tự nhiên và diện tích mặt nước vùng hồ, các hộ dân xã Suối Hoa (Tân Lạc) tập trung phát triển chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản nhằm cải thiện kinh tế, giảm nghèo bền vững. 

 


Hộ bà Bùi Thị Thủy ở xóm Thăm, xã Suối Hoa (Tân Lạc) vươn lên thoát nghèo sau khi tham gia dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững.

Toàn xã có 8 xóm thì có tới 6 xóm tiếp giáp với khu vực hồ Hòa Bình, gồm: Mu, Ngòi, Nẻ, Liếm, Ong, Thăm. Đây cũng là điều kiện để nhiều hộ phát triển nghề nuôi cá lồng. Ở xóm Ngòi có hộ các ông Bùi Văn Chiến, Bùi Văn Huân nuôi hàng chục lồng cá, chủ yếu là cá trắm đem, trắm cỏ và lăng, thu nhập bình quân mỗi năm trên, dưới 150 triệu đồng. Một số hộ khác có nhiều lồng cá như ông Bùi Văn Hùng ở xóm Liếm. Theo thống kê đến thời điểm này, tại 6 xóm ven vùng hồ đã phát triển gần 600 lồng cá, bình quân mỗi hộ có từ 2 - 3 lồng nuôi, hàng chục hộ nuôi trồng thủy sản có quy mô từ 10 - 15 lồng nuôi. Cuối năm 2017, từ nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, xã có 25 hộ trong diện hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ triển khai mô hình. Hộ cận nghèo Bùi Thị Thủy ở xóm Thăm là một trong những hộ được hỗ trợ. Bà Thủy chia sẻ: Thời điểm đó, tôi được nhận 3 con dê giống. Với địa hình xung quanh nhiều đồi rừng, gia đình tôi không lo về nguồn thức ăn. Qua 4 năm, đàn dê được nhân lên, mỗi năm dê mẹ đẻ 2 lứa, gia đình tôi chăn nuôi bán thịt nên năm nào cũng mang về nguồn thu ổn định. Mới đây, tôi vừa bán 7 con dê thịt, thu được gần 30 triệu đồng. Nhờ có hỗ trợ nguồn vốn, gia đình tôi đã cải thiện tốt về sinh kế, ra khỏi diện hộ nghèo từ năm 2019. Một trường hợp khác là ông Bùi Văn Huy ở xóm Thăm cũng được hỗ trợ 3 con dê giống. Sau một thời gian chăn nuôi thấy hiệu quả mà lại tận dụng được diện tích đồi rừng, ông đầu tư mua thêm 4 con dê giống chăn nuôi theo phương thức sinh sản. Với thị trường giá cả và tiêu thụ sản phẩm dê thịt duy trì ổn định trong mấy năm gần đây, gia đình ông Huy có thu nhập khá, mặt khác có vốn tích lũy để đầu tư nuôi thêm trâu, lợn. Vừa qua, ông bán 5 con dê với giá 4 triệu đồng/con, trong chuồng còn 21 con, gồm cả dê con và dê mẹ. 

Theo đồng chí Bùi Văn Bượng, Phó Chủ tịch UBND xã, ngoài Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, người dân trong xã còn được hỗ trợ các nguồn vốn lồng ghép Chương trình 135 thông qua tiểu dự án phát triển sản xuất. Đến nay, hàng trăm hộ trên địa bàn đã được hỗ trợ con giống, vật tư phân bón để thúc đẩy công cuộc giảm nghèo bền vững. Nhiều hộ dân mạnh dạn đầu tư chăn nuôi để từng bước thoát nghèo. Với các chương trình, dự án hỗ trợ, cấp ủy, chính quyền địa phương thành lập tổ công tác, xem xét kỹ xóm thực sự khó khăn và phù hợp về điều kiện trồng trọt, chăn nuôi. Phối hợp Ban quản lý xóm đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến để người dân nắm được chính sách, quyền lợi của mình. Đồng thời, có sự công khai, dân chủ trong việc xem xét, bình xét, tổ chức lấy ý kiến trực tiếp của người dân nhằm đảm bảo sự công bằng. Với nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình, dự án lồng ghép giảm nghèo bền vững, tình hình sinh kế của các hộ dân được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 28%, bình quân thu nhập đầu người đạt 26 triệu đồng/năm. 

Bùi Minh

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục