(HBĐT) - Đến nay, một số sản phẩm cá và chế biến từ cá đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh như: cá lăng đen sông Đà file, cá rô phi sông Đà file của Công ty TNHH Cường Thịnh; ruốc cá trắm đen, ruốc cá lăng đen, ruốc cá lăng vàng sông Đà của Công ty TNHH thủy sản Hải Đăng. Thời gian tới, tỉnh phấn đấu có thêm 4 - 6 sản phẩm cá nuôi lồng, bè đạt tiêu chuẩn OCOP.


Công ty TNHH thủy sản Hải Đăng nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hòa Bình có hơn 500 hồ thủy lợi, đặc biệt hồ thủy điện Hòa Bình dài trên 80 km, diện tích 10.084 ha mặt nước, vừa phục vụ sản xuất điện năng, điều tiết tưới tiêu khu vực đồng bằng sông Hồng, phát triển du dịch… Đây cũng là tiềm năng rất lớn để tỉnh phát triển nuôi cá lồng quy mô lớn với các loài cá chủ lực như: Lăng, chiên, trắm đen, bỗng, rô phi, diêu hồng… đạt tiêu chuẩn OCOP, hướng tới xuất khẩu.

Đồng chí Đỗ Đức Trường, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh cho biết: Tạo động lực, khuyến khích phát triển nuôi cá lồng để khai thác tiềm năng, lợi thế vùng hồ, ngày 13/6/2014, BTV Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 12/NQ-TU về phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện giai đoạn 2014 - 2020. Hiện thực hóa các chủ trương, chính sách, dự án phát triển nuôi trồng thủy sản, nuôi cá lồng bè, hàng năm, TTKN tỉnh tổ chức các mô hình trình diễn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đào tạo, tập huấn kỹ thuật nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa cho hàng nghìn hộ. Giai đoạn 2015 - 2020, bằng nguồn kinh phí của tỉnh và TTKN quốc gia, TTKN tỉnh thực hiện hàng chục lớp tập huấn kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho cá, xây dựng nhiều mô hình khuyến ngư. Thông qua các mô hình người dân được thăm quan, học tập, áp dụng vào sản xuất.

Hiện, toàn tỉnh có khoảng 20 cơ sở nuôi cá lồng, quy mô trên 20 lồng/cơ sở; 4 cơ sở nuôi trên 100 lồng. Một số doanh nghiệp đã ký liên kết sản xuất, tiêu thụ cá sông Đà tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, tương ứng khoảng 800 lồng nuôi. Điển hình như Tập đoàn Marvin triển khai dự án nuôi cá diêu hồng, rô phi ứng dụng công nghệ cao với 24 lồng tròn, thể tích 2.000 m3/lồng; sản lượng dự kiến khoảng 5 nghìn tấn/năm. Công ty cá sạch Sông Đà đầu tư nuôi cá lăng vàng, trắm đen, mỗi tháng cung cấp cho thị trường 35 tấn cá thịt, Công ty TNHH thủy sản Hải Đăng đầu tư nuôi hơn 180 lồng, cung cấp khoảng 30 - 40 tấn cá các loại/tháng cho thị trường…

Ông Phạm Văn Thịnh, Giám đốc Công ty TNHH Cường Thịnh (Cường Thịnh Fish) chia sẻ: Năm 2012, công ty mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình theo tiêu chuẩn VietGAP quy mô 40 - 50 lồng, đến nay tăng lên hơn 250 lồng với đủ các loại cá, sản lượng hàng trăm tấn mỗi năm. Công ty xây dựng được mạng lưới phân phối vào các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị lớn ở Hà Nội như BigC, Vinmart, Lotte mart… Công ty chủ động đầu tư mô hình nuôi cá sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, tham gia dự án liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm cá đặc sản sông Đà theo chuỗi giá trị do Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh triển khai; hợp tác với HTX Vầy Nưa, HTX sản xuất và kinh doanh nông sản sạch Đông Lai và nhiều hộ nuôi cá thuộc khu vực hồ sông Đà trong từng công đoạn cung cấp giống, thức ăn, quy trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Với sự nỗ lực của các cấp, ngành và người dân trong phát triển nghề nuôi cá lồng đã góp phần tăng quy mô, thương hiệu cá sông Đà được khẳng định trên thị trường. Toàn tỉnh hiện có 2,7 nghìn ha mặt nước ao, hồ nuôi trồng thủy sản, 4,7 nghìn lồng cá. Năm 2021, mặc dù thiên tai, dịch bệnh phức tạp, song giá trị sản xuất thủy sản ước đạt 337 tỷ đồng, tăng trên 10% so với cùng kỳ. Sản lượng thủy sản ước đạt 11.700 tấn, đạt 100% kế hoạch.

Thời gian tới, để có thêm nhiều sản phẩm cá lồng đạt tiêu chuẩn OCOP, ngành NN&PTNT tỉnh tiếp tục phối hợp các sở, ngành, địa phương tập trung tuyên truyền, hướng dẫn các chủ thể tuân thủ đúng quy định của pháp luật về sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn; điều kiện an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; sử dụng bao bì, nhãn hiệu đúng quy định. Phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn, UBND các xã, thị trấn, cơ quan chuyên môn hoàn thiện hồ sơ tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.


Thu Thủy


Các tin khác


Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục