Chiều 14/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái họp với một số bộ, ngành, địa phương về công tác điều hành giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu.


Quang cảnh cuộc họp. (ẢNH: TRẦN MẠNH)

Phát biểu ý kiến kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, các bộ, ngành tiếp tục theo dõi diễn biến tình hình, tác động của cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraine đối với giá cả xăng dầu thế giới và các mặt hàng thiết yếu, qua đó đánh giá các tác động đối với thị trường trong nước để đề ra các kịch bản ứng phó phù hợp.

Đối với điều hành giá xăng dầu, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đây là mặt hàng thực hiện bình ổn giá. Chúng ta có quỹ bình ổn, nhưng thời gian qua đã chi ra để kìm tốc độ tăng giá xăng dầu, nhiều nên dư địa để điều chỉnh không còn.

Trên cơ sở đề xuất của liên bộ Tài chính, Công thương, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu. "Nếu được thông qua, chúng ta sẽ điều hành xăng dầu theo giá cơ sở mới từ ngày 1/4/2022", Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nói.

Phó Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành, địa phương phải theo dõi sát diễn biến thị trường, đánh giá đúng tình hình để bảo đảm đủ nguồn cung đối từng mặt hàng cụ thể.

"Không để xảy ra tình trạng, nguồn cung không thiếu, nhưng đưa hàng hóa ra thị trường không kịp thời dẫn đến giá cả biến động; dư luận phản ứng”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành điều hành linh hoạt, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kết hợp hài hòa chính sách tài khóa, tiền tệ, không gây tác động tiêu cực đối với kiểm soát giá.

"Các bộ, ngành căn cứ vào chức năng quản lý nhà nước, các địa phương quản lý địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao để quản lý chặt chẽ từng mặt hàng cụ thể theo đúng quy định của pháp luật về giá. Mục tiêu trọng tâm là phải kiểm soát chặt chẽ giá các mặt hàng thiết yếu (xăng dầu, thép xây dựng, xi-măng, dịch vụ vận tải, thức ăn chăn nuôi, thịt lợn, gạo, vật tư trang thiết bị y tế…) theo đúng quy định”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nói.

Phó Thủ tướng yêu cầu trong điều kiện biến động khó lường, chúng ta phải tăng cường các biện pháp quản lý. Theo đó, các bộ, ngành, địa phương phải hết sức sát sao, nắm chắc tình hình, thực hiện các biện pháp điều hành giá linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, gắn liền tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về giá.

Về công tác thông tin tuyên truyền, công khai thông tin về giá, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, thông tin phải kịp thời, các cơ quan quản lý nhà nước phải chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, truyền thông để tuyên truyền cho người dân hiểu; không để xảy ra tình trạng thiếu thông tin dẫn đến cách hiểu không đúng, hành động không đúng, gây hoang mang trong dư luận.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đối với các mặt hàng nhà nước định giá, trước mắt trong thời điểm hiện tại không xem xét tăng giá, đặc biệt là các dịch vụ công; đề nghị các bộ ngành chuẩn bị các phương án để xem xét điều chỉnh vào thời điểm thích hợp.

Đối với những mặt hàng mà nhà nước không định giá, Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ các yếu tố hình thành giá; kiểm tra chặt chẽ những trường hợp có dấu hiệu bất thường, những mặt hàng tác động lớn đến đời sống của nhân dân, đặc biệt là người nghèo. Xử lý nghiêm các trường hợp găm hàng để trục lợi trái luật.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất thông qua đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng dầu, chắc chắn từ nay đến cuối năm giá xăng dầu của chúng ta sẽ thấp hơn các nước chung quanh. Các địa phương phối hợp lực lượng quản lý thị trường và các cơ quan bảo vệ pháp luật tăng cường kiểm tra, kiểm soát, chống thẩm lậu xăng dầu qua biên giới.


Theo  Báo Nhân Dân

Các tin khác


Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục