(HBĐT) - Tận dụng tiềm năng, lợi thế, huyện Lạc Thủy chú trọng phát triển những loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, huyện thực hiện liên kết, mở rộng vùng nguyên liệu và triển khai mô hình trồng dâu - nuôi tằm, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển ngành nghề nông thôn, định hướng sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM).


Theo đánh giá của các hộ thành viên Hợp tác xã Kỹ thương đồn điền Chi Nê, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy), cây dâu lai phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của huyện, sinh trưởng, phát triển tốt.

Hợp tác xã (HTX) Kỹ thương đồn điền Chi Nê, xã Phú Nghĩa là đơn vị tiên phong trồng cây dâu lai làm nguyên liệu nuôi tằm trên địa bàn huyện. Năm 2021, HTX bắt tay trồng dâu lai, đến nay đã trồng được 5 ha tại xã Phú Nghĩa. Chị Bùi Thị Thanh, thành viên HTX chia sẻ: Cây dâu lai sinh trưởng và phát triển tốt, không kén đất, phù hợp với khí hậu của huyện Lạc Thủy. Năm 2021, gia đình tôi nuôi 3 lứa tằm, sinh trưởng tốt nhưng cần phải quan tâm đến nhiệt độ trong phòng nuôi. Tằm là loại côn trùng có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng phát triển của tằm là từ 25 - 300C. Nhiệt độ ngoài khoảng dao động đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sinh trưởng của tằm, dễ phát sinh bệnh, năng suất kén giảm. Vì vậy, để có điều kiện phù hợp cho tằm phát triển, tôi đã lắp điều hòa trong phòng để nuôi tằm. Nuôi tằm trong phòng điều hòa vừa nhanh lớn, chất lượng kén tốt.

Gia đình anh Nguyễn Mạnh Hùng, thành viên HTX hiện đang nuôi 10 vòng trứng, dự kiến 1 vòng trứng thu được 13 kg kén, giá bán 150.000 đồng/kg kén. Anh Hùng cho biết: Thời gian tới, mỗi tháng sẽ nuôi 2 lứa tằm, mỗi lứa 20 vòng trứng, doanh thu đạt khoảng 78 triệu đồng/tháng.

Để mở rộng vùng nguyên liệu trồng dâu phục vụ nuôi tằm, UBND huyện Lạc Thủy đã đồng ý cho HTX Kỹ thương đồn điền Chi Nê thực hiện liên kết, mở rộng vùng nguyên liệu và triển khai mô hình trồng dâu - nuôi tằm trên địa bàn. Chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, quy hoạch quỹ đất phù hợp tại địa phương; định hướng cho HTX ký hợp đồng liên kết với các tổ chức, hộ trồng dâu tạo nguồn nguyên liệu nuôi tằm. Quy mô thực hiện 5 ha tại xã Phú Nghĩa và Phú Thành. Theo đó, các hộ tham gia sẽ được hỗ trợ về kỹ thuật và giống, phân bón. HTX cam kết thu mua 100% lá dâu với giá 4.000 đồng/kg và kén tằm với giá 150.000 đồng/kg.

Dâu là cây lâu năm, từ 18-20 năm/lần trồng. Cây dâu lai ít sâu bệnh, không tốn nhiều công chăm sóc, chỉ cần 1-2 lao động thường xuyên chăm sóc cho 1 ha dâu/ năm. Sau khi trồng 4 - 5 tháng, dâu sẽ cho thu hoạch, năng suất bình quân 1 ha đạt 50.000 kg lá/năm. Theo tính toán thu nhập từ trồng dâu đạt khoảng 200 triệu đồng/ ha/năm.

Đồng chí Hoàng Đình Chính, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Nhằm đẩy nhanh việc thực hiện mô hình liên kết, mở rộng vùng nguyên liệu trồng dâu, nuôi tằm trên địa bàn huyện, từ đầu năm đến nay, phòng đã tổ chức hội nghị tuyên truyền, tập huấn trang bị kỹ thuật cho nông dân xã Phú Nghĩa. Dự kiến, huyện sẽ hình thành vùng nguyên liệu khoảng 200 ha để thực hiện chuỗi liên kết trồng dâu - nuôi tằm tại xã Phú Nghĩa và Phú Thành. Để đạt mục tiêu đề ra, năm 2022, phòng phối hợp với HTX Kỹ thương đồn điền Chi Nê vận động bà con trồng khoảng 6 ha dâu lai để cung cấp nguyên liệu lá dâu cho HTX. HTX cam kết thu mua 100% lá dâu của hộ dân với giá bán 4.000 đồng/kg. Các hộ tham gia chuỗi liên kết sẽ được hỗ trợ cây giống, cung cấp thuốc, vật tư nuôi tằm, thu mua kén theo đúng hợp đồng.


Thu Thủy


Các tin khác


Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục