(HBĐT) - 15h ngày 11/5, Liên Bộ: Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, điều chỉnh: Xăng E5 RON 92 tăng 1.491 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 1.554 đồng/lít; dầu diesel tăng 1.120 đồng/lít; dầu hỏa tăng 1.340 đồng/lít. Như vậy, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh không cao hơn 28.959 đồng/lít; xăng RON 95 không cao hơn 29.988 đồng/lít; dầu diesel không cao hơn 26.650 đồng/lít… Xăng dầu đã có 3 phiên liên tiếp tăng giá và lần này ở mức cao kỷ lục. Ngay lập tức đã gây áp lực cho hoạt động kinh doanh vận tải và các các lĩnh vực khác, cũng như đời sống người dân.


Doanh nghiệp vận tải khách đứng trước áp lực giá xăng dầu tăng cao. Ảnh chụp tại Bến xe khách Trung tâm TP Hòa Bình.

Giá xăng dầu tăng cao ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là những doanh nghiệp (DN) vận tải. Hiện, các DN vận tải vẫn chưa hoạt động trở lại bình thường, chỉ khoảng 50% công suất. Hầu hết các DN lâm vào cảnh khó khăn. Công ty TNHH dịch vụ vận tải Bình An kinh doanh vận tải khách tuyến Hoà Bình - Mỹ Đình (Hà Nội) cố gắng duy trì hoạt động trong bối cảnh giá dầu tăng cao đỉnh điểm. Phó Giám đốc Bến xe khách trung tâm Nguyễn Hùng Sơn cho biết: Cước vận tải chiếm tới 40% trong cấu thành giá vận tải, do vậy, khi giá xăng dầu tăng, các DN, HTX vận tải đều lâm vào tình trạng khó khăn. Từ năm 2021 đến nay, giá xăng dầu điều chỉnh tăng mạnh, trong khi đó, hoạt động đời sống trở lại bình thường cũng là lúc giá xăng dầu điều chỉnh tăng mạnh nhất. Sở chủ quản cũng cho phép DN điều chỉnh giá tăng thêm, tuy nhiên không đuổi kịp mức tăng của giá xăng dầu. Nếu lượng khách đạt khoảng 15 - 16 người/chuyến thì còn tạm được. Nhưng thực tế hiện nay lượng khách thấp, có chuyến chỉ 4 - 5 người/xe; thu nhập của người lao động chỉ ở mức tối thiểu. DN vẫn duy trì bảo đảm lịch trình, bảo đảm các hoạt động điều hành, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, tiền lương lái, phụ xe… cố gắng giữ người lao động. Các DN đều mong muốn Nhà nước có chính sách bình ổn, điều chỉnh giá xăng dầu giảm xuống để có thể duy trì hoạt động, nếu không càng làm càng lỗ. 
 

Cũng nằm trong tình trạng khó khăn và vẫn phải duy trì tuyến xe chạy, Công ty TNHH vận tải Hiển Vinh khai thác tuyến Hòa Bình - Mai Châu và tuyến Mỹ Đình - Hòa Bình. Ông Ngô Ngọc Quý, Giám đốc Công ty Hiển Vinh cho biết: Chưa bao giờ xăng dầu tăng cao đến vậy, giá dầu lên 27.160 đồng/lít gây áp lực rất lớn cho hoạt động kinh doanh. Sau dịch bệnh, hoạt động vận chuyển khách vẫn chưa trở lại bình thường, mặc dù cơ quan quản lý đã cho phép điều chỉnh giá lên, nhưng vẫn rất khó khăn cho DN. Công ty hiện duy trì 60% công suất đối với tuyến nội tỉnh Hoà Bình - Mai Châu, khoảng 12 xe/ngày. Đối với tuyến ngoài tỉnh Hoà Bình - Mỹ Đình chạy 1 chuyến/ngày, tương đương với 50% công suất. Trong điều kiện này, DN phải tiết giảm chi phí tối đa và duy trì để giữ khách, bảo đảm luồng tuyến.

Đại diện các DN vận tải trên địa bàn tỉnh cho hay, chi phí cho xăng dầu chiếm tới 40% trong cơ cấu giá cước vận tải; giá xăng dầu liên tục tăng từ trước Tết đến nay đã gây áp lực lớn lên chi phí vận hành và kinh doanh của các DN. Tất cả DN có hoạt động vận tải đều đứng trước áp lực giá nhiên liệu tăng cao, như hoạt động vận tải khách khu vực hồ Hoà Bình, hoạt động kinh doanh taxi, grap, hoạt động xây dựng, vận chuyển đất đá, cát sỏi… Nhiều DN gồng mình vì thu không bù nổi chi, càng làm càng lỗ. Riêng vận tải hành khách đường bộ chỉ hoạt động 50% công suất. Nếu không tăng giá cước, người lao động không có thu nhập và sẽ nghỉ việc, nhưng khi tăng giá cước lại ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng. Một chủ tàu vận chuyển khách trên hồ Hoà Bình tính toán đàm phán với khách du lịch nâng cước vận chuyển từ 3,5 triệu đồng lên hơn 4 triệu đồng/chuyến. Các DN cũng kiến nghị với cơ quan chức năng xem xét có lộ trình điều chỉnh giá xăng dầu giảm, hoặc tăng giá cước vận chuyển. Ngay cả những người có phương tiện ô tô cũng bắt đầu căn ke, tính toán lộ trình đi lại sao cho tiết kiệm chi phí.


Lê Chung


Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục