(HBĐT) - Cây ăn quả có múi (CAQCM) gồm cam, quýt, bưởi, chanh là nhóm cây ăn quả phổ biến trên thế giới với sản lượng hàng năm khoảng 130 triệu tấn. Ở nước ta, CAQCM là nhóm cây ăn quả có diện tích, sản lượng lớn nhất trong số các loài cây ăn quả lâu năm. Hòa Bình là tỉnh có diện tích sản xuất CAQCM lớn, chiếm trên 5% diện tích của cả nước. Trong những năm qua, diện tích CAQCM của tỉnh không ngừng tăng.


Hộ dân xã Thu Phong (Cao Phong) chú trọng trồng cam theo hướng an toàn, sạch bệnh.

Đến năm 2021, diện tích CAQCM của tỉnh đạt 9.687 ha, sản lượng 166,7 nghìn tấn. Giá trị trồng cây có múi đạt từ 300 - 350 triệu đồng/ha/năm, thuộc diện cao nhất toàn quốc, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giúp nông dân làm giàu. Tỉnh đã hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung, có điều kiện thâm canh cao, nổi tiếng với bộ giống đa dạng, có năng suất, chất lượng tốt như: Cam CS1, cam Marrs (cam BH), cam Sông Con, cam CT36, cam Canh, cam V2 tại vùng sản xuất cam Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng sản xuất bưởi đỏ tại huyện Tân Lạc; vùng sản xuất bưởi Diễn tại huyện Yên Thủy, Lương Sơn... Toàn tỉnh có 2.119 ha CAQCM được chứng nhận đủ điều kiệu an toàn thực phẩm, VietGAP, hữu cơ... với 38 cơ sở được chúng nhận, chiếm khoảng 19,2% tổng diện tích cây có múi của tỉnh. Công nhận 19 sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao cho sản phẩm hoa quả tươi, sản phẩm chế biến từ quả có múi. Sản phẩm CAQCM đã được xác định là một trong 9 loại nông sản chủ lực của tỉnh. Đây cũng là một trong số ít sản phẩm nông nghiệp của tỉnh có khả năng chi phối thị trường các tỉnh phía Bắc.

Đến nay, sau quá trình phát triển tăng nhanh diện tích và sản lượng CAQCM đã nảy sinh những vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Thị trường tiêu thụ sản phẩm quả có múi của tỉnh còn hạn chế, chủ yếu tập trung cho Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc. Sản phẩm chưa đủ tiêu chuẩn và lượng hàng lớn để xuất khẩu. Nhiều sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ như Chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong; nhãn hiệu tập thể cam Lạc Thuỷ, bưởi đỏ Tân Lạc, cam bưởi Mường Động, bưởi Yên Thuỷ… nhưng chưa phát huy được thế mạnh của sản phẩm; công tác quản lý nhãn hiệu, thương hiệu còn lỏng lẻo, tình trạng trà trộn, giả thương hiệu sản phẩm trên thị trường. Những vùng sản xuất CAQCM lớn (cam Cao Phong, bưởi Tân Lạc, cam bưởi Kim Bôi, Lạc Thuỷ) đã xảy ra tình trạng dư thừa, giá giảm sâu trong thời điểm chính vụ. Đa số người sản xuất, hợp tác xã tiêu thụ theo hình thức nhỏ lẻ; thiếu những đầu mối thu mua tập trung có đủ nhà xưởng, dây chuyền để sơ chế, đóng gói và phân phối sản phẩm. Chủ yếu sản phẩm CAQCM của tỉnh được tiêu thụ dạng quả tươi, chỉ một phần nhỏ được sơ chế, bảo quản lạnh sau thu hoạch. Cơ cấu giống CAQCM sản xuất hiện nay đa số là giống nhiều hạt, gây khó khăn cho quá trình chế biến...

Nhìn chung, việc phát triển CAQCM mới chủ yếu tập trung ở khâu mở rộng diện tích, nâng cao năng suất mà chưa chú trọng đến khâu tiêu thụ, chế biến sau thu hoạch; nguy cơ đất suy thoái, mất kết cấu, tích lũy nhiều nguồn bệnh ảnh hưởng lớn đến mục tiêu phát triển bền vững cây có múi của tỉnh. Chưa gắn kết giữa khâu sản xuất và khâu bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thành chuỗi giá trị nên sản phẩm dễ bị tác động của thị trường. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chưa phát triển đồng bộ với việc mở rộng quy mô diện tích sản xuất. Diện tích và sản lượng tăng nhanh ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, phá vỡ quy hoạch của tỉnh.

Trước thực trạng phát triển CAQCM trên địa bàn tỉnh, để phát triển ổn định, bền vững, theo chuỗi giá trị, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế và phát huy vai trò của nhóm cây trồng chủ lực này, việc tái canh CAQCM được tỉnh xác định là cần thiết, quan trọng. Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025, tập trung tái canh CAQCM trên địa bàn huyện Cao Phong với cây cam, quýt quy mô khoảng 1.500 ha, 100% diện tích trồng tái canh được sử dụng nguồn giống sạch bệnh, 100% diện tích đất trồng tái canh được áp dụng gói kỹ thuật cải tạo kết cấu đất và cải thiện độ phì của đất, tạo quỹ đất sạch sâu bệnh trước khi trồng tái canh, cấp được ít nhất 50 mã số vùng trồng và 10 mã số cơ sở đóng gói... Giai đoạn 2026 - 2030, mở rộng diện tích thực hiện tái canh CAQCM đối với diện tích còn lại của huyện Cao Phong và các huyện trồng CAQCM tập trung của tỉnh (Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lương Sơn, Lạc Sơn) với quy mô tổng diện tích trên 4.500 ha...

                                                                                   
V.H



Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục