(HBĐT) - Với sự quyết liệt chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công (GNVĐTC) đã được cải thiện. Hòa Bình là một trong những tỉnh có tiến độ giải ngân trung bình khá của cả nước. Tuy nhiên, kết quả còn thấp so với yêu cầu, do vậy, để hoàn thành mục tiêu đến ngày 31/1/2023, giải ngân 100% kế hoạch VĐTC được giao, UBND tỉnh chỉ đạo cần có sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm hơn nữa của các cấp, ngành, các chủ đầu tư (CĐT).


Huyện Tân Lạc tăng cường nguồn thu từ tiền sử dụng đất để có vốn bố trí cho các dự án đầu tư công. (Ảnh chụp tại khu dân cư mới thị trấn Mãn Đức).

Kế hoạch ĐTC vốn NSNN năm 2022 của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao 3.393,9 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua 4.192,8 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết giao tăng 1,47 tỷ đồng, vốn đầu tư khác tăng 400 tỷ đồng, nguồn thu sử dụng đất giao tăng 397,4 tỷ đồng. Đến ngày 18/3/2022, UBND tỉnh đã phân bổ, giao chi tiết kế hoạch vốn cho các dự án là 4.192,8 tỷ đồng, đạt 124% kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 100% kế hoạch vốn HĐND tỉnh thông qua.

Tính đến ngày 20/10, số kế hoạch vốn năm 2022 theo Nghị quyết số 61/NQ-HĐND đã giải ngân 2.216,6 tỷ đồng, đạt 53%. Kết quả giải ngân nguồn vốn đầu tư cân đối ngân sách tỉnh: Các dự án hoàn thành đạt 92%; dự án chuyển giai đoạn 2016-2020 và hoàn thành sau năm 2022 đạt 64%, vốn đối ứng các dự án sử dụng vốn nước ngoài đạt 57%... Với giải ngân nguồn vốn đầu tư trên khả năng tăng thu nguồn vốn ngân sách địa phương: Dự án chuyển tiếp giai đoạn 2016-2020 và hoàn thành trong năm 2022 đạt 73%; dự án chuyển tiếp giai đoạn 2016-2020 và hoàn thành sau năm 2022 đạt 77%; đối ứng các dự án sử dụng vốn nước ngoài đạt 51%; dự án khởi công mới năm 2022 đạt 51%... Tiến độ giải ngân nguồn vốn ngân sách T.Ư theo ngành, lĩnh vực đạt 78%; vốn phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà đạt 16%; vốn đối ứng các dự án sử dụng vốn nước ngoài (ODA) đạt 19%...

Từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ GNVĐTC; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn họp thường xuyên với các CĐT nhằm rà soát, nắm bắt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy giải ngân; chỉ đạo điều chuyển vốn cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư; đôn đốc CĐT hoàn tất thủ tục thanh toán vốn ngay khi có khối lượng được nghiệm thu… Đến ngày 20/10, UBND tỉnh đã quyết định điều chuyển kế hoạch VĐTC 4 lần; trong đó điều chỉnh giảm kế hoạch vốn của các dự án chậm thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện để bổ sung cho các dự án quan trọng, cấp bách có khả năng trong nội bộ từng nguồn vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đẩy mạnh tiến độ GNVĐTC theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tổng số vốn điều chỉnh là 338,9 tỷ đồng, có 21 dự án điều chỉnh tăng vốn và 44 dự án điều chỉnh giảm vốn. UBND tỉnh cũng nghiêm khắc phê bình các đơn vị, CĐT chậm giải ngân.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Sở KH&ĐT, nguyên nhân chủ quan dẫn đến tiến độ giải ngân chưa đáp ứng yêu cầu là do một số CĐT chậm hoàn thiện thủ tục đầu tư; đăng ký đề xuất kế hoạch VĐTC năm 2022 chưa sát với nhu cầu thực tế, dẫn đến một số công trình chưa thể triển khai thực hiện, phải điều chỉnh cắt giảm vốn. Bên cạnh đó, các dự án thuộc đề án phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà đến ngày 18/3/2022 mới được giao vốn làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án do các dự án phải hoàn thiện thủ tục đầu tư. Ngoài ra, nguồn thu từ sử dụng đất đạt thấp, vì vậy chưa có vốn bố trí cho các dự án thực hiện theo kế hoạch…

UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy mạnh GNVĐTC năm 2022. Theo đó, tăng cường vai trò của Tổ công tác theo dõi tiến độ của từng dự án để kịp thời tháo gỡ khó khăn, phấn đấu đến ngày 31/1/2023 giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn năm 2022. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong GNVĐTC, rà soát lại toàn bộ tiến độ thực hiện của các dự án triển khai trong năm 2022 để kịp thời điều chỉnh hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch vốn phù hợp với tiến độ thực hiện, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún, chia cắt gây lãng phí nguồn lực và chậm trễ trong quá trình GNVĐTC. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị dự án đầu tư, lựa chọn các tư vấn có năng lực, kinh nghiệm, tiềm lực thực sự, khắc phục tình trạng điều chỉnh dự án khi đang triển khai, gây mất thời gian và làm chậm tiến độ giải ngân vốn. Tập trung giải quyết công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư kịp thời, đúng quy định cho người dân, bảo đảm đúng pháp luật và hài hòa lợi ích của Nhà nước và người dân. Đẩy mạnh thu NSNN, đặc biệt là nguồn thu sử dụng đất, xổ số kiến thiết để có nguồn thu bố trí cho các dự án kịp thời thực hiện. Tăng cường quản lý đất đai, nhất là nguồn gốc đất, quy hoạch sử dụng các loại đất... hạn chế tối đa việc điều chỉnh phương án đền bù, bảo đảm tiến độ thực hiện. Phân công cụ thể cá nhân trực tiếp phụ trách, chỉ đạo việc giải ngân từng dự án. Lựa chọn CĐT, ban quản lý dự án có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện dự án; yêu cầu ban quản lý dự án, nhà thầu có tiến độ tổng thể, chi tiết, ký cam kết về tiến độ hoàn thành dự án; kiên quyết cắt hợp đồng với các nhà thầu không đảm bảo tiến độ, chất lượng. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quá trình triển khai kế hoạch ĐTC. Yêu cầu các sở, ngành, địa phương xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các cá nhân gây chậm trễ trong việc giao vốn, thanh toán vốn; luân chuyển, điều động, kỷ luật đối với cán bộ gây khó khăn, không hoàn thành nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ sớm quyết định phân bổ chi tiết kế hoạch vốn ngân sách T.Ư thuộc Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH theo nghị quyết của Quốc hội; xem xét có cơ chế đặc thù trong thực hiện giải ngân kế hoạch vốn thực hiện chương trình phù hợp với thực tế và khả năng triển khai các dự án bảo đảm tính khả thi, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn. 


Hương Lan

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục