Tháo gỡ khó khăn cho các làng nghề, làng nghề truyền thống
Thứ tư, 1/2/2023 | 9:20:50 Sáng
(HBĐT) - Các làng nghề, làng nghề truyền thống (LNTT) trên địa bàn tỉnh từng bước chuyển dịch từ quy mô nhỏ mang tính truyền thống sang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển nhiều sản phẩm mới có chất lượng cao. Qua đó góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Song các làng nghề, LNTT phải đối diện với nhiều thách thức về thiếu vốn sản xuất, trang thiết bị lạc hậu, trình độ lao động còn thấp...
Người lao động sáng tạo những tác phẩm đá cảnh tại làng nghề chế tác đá cảnh, xã Phú Thành (Lạc Thủy).
Theo thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) hiện toàn tỉnh có 11 làng nghề, LNTT được UBND tỉnh công nhận. Trong đó có 2 làng nghề thuộc nhóm ngành nghề sản xuất chế biến (2 làng nghề nấu rượu); 7 LNTT thuộc nhóm ngành nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, dệt may (1 LNTT mây tre đan và 6 LNTT dệt thổ cẩm); 2 làng nghề nhóm ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (1 làng nghề chế tác đá cảnh, 1 làng nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh). Sự phát triển của làng nghề, LNTT gắn với phát triển của một số điểm du lịch như: bản Lác - Mai Châu, động Tiên - Lạc Thủy, hồ Hòa Bình… Du lịch tạo điều kiện thuận lợi để làng nghề tiếp cận với khách hàng quảng bá sản phẩm. Tổng số cơ sở sản xuất - kinh doanh trong các làng nghề, LNTT, gồm: 4 HTX, 6 tổ hợp tác và 746 hộ. Làng nghề, LNTT giải quyết việc làm cho trên 980 lao động, trong đó có trên 700 lao động thường xuyên; doanh thu đạt 30,896 tỷ đồng; thu nhập bình quân người lao động từ 2 - 5 triệu đồng/người/tháng.
Anh Đoàn Xuân Thành, Trưởng làng nghề chế tác gỗ lũa xóm Đoàn Kết, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) cho biết: Làng nghề chế tác gỗ lũa giúp giải quyết việc làm cho khoảng 100 lao động thường xuyên. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, các cơ sở sản xuất trong làng nghề ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, gặp khó trong tiêu thụ sản phẩm khiến nhiều hộ sản xuất phải tạm ngừng sản xuất. Năm 2022, mặc dù làng nghề bắt đầu phục hồi sản xuất sau dịch Covid-19, tuy nhiên các cơ sở sản xuất phải đối diện với tình trạng thiếu vốn sản xuất, công nghệ máy móc lạc hậu, thiếu khu trưng bày, triển lãm giới thiệu sản phẩm...
Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, mặc dù thời gian qua các làng nghề đã chuyển biến rõ rệt song vẫn còn nhiều tồn tại và khó khăn. Các làng nghề, LNTT chủ yếu phát triển tự phát, quy mô nhỏ bé, chưa phát triển tương xứng so với tiềm năng phát triển của tỉnh. Hiện tại hầu hết các cơ sở sản xuất vốn ít, trang thiết bị, công nghệ lạc hậu đã làm cho sản xuất chậm phát triển. Do quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu nên chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa có nhiều sản phẩm hàng hoá mới, đa dạng đáp ứng nhu cầu thị trường. Sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp. Việc liên doanh, liên kết giữa các cơ sở sản xuất cùng loại sản phẩm chưa được coi trọng nên sản xuất còn manh mún, chưa tạo ra tính chuyên môn hoá trong sản xuất để thúc đẩy sản xuất phát triển. Lao động trong các làng nghề chủ yếu là lao động thủ công, chưa được đào tạo kỹ thuật cơ bản, phần lớn là do truyền nghề bằng phương thức cầm tay chỉ việc nên quá trình sản xuất trong cơ chế thị trường còn gặp nhiều lúng túng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều khó khăn và chủ yếu là thị trường nội địa, chịu sự cạnh tranh của những mặt hàng cùng loại được sản xuất từ các địa phương khác và sản xuất bằng công nghệ tiên tiến từ các nước trong khu vực.
Theo đồng chí Trần Đức Thắng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, để khắc phục những khó khăn trong phát triển làng nghề, LNTT, thời gian tới, ngành NN&PTNT tỉnh sẽ đẩy mạnh phối hợp với các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn. Nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, xã hội và lao động nông thôn về vai trò của việc phát triển các cơ sở nghề. Thực hiện phát triển nghề truyền thống, làng nghề, LNTT trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP): triển khai xây dựng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn, xếp hạng cao, có thế mạnh để có thể phát triển không chỉ trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu như dệt thổ cẩm, mây tre đan. Thực hiện chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Tập trung đào tạo nghề, truyền nghề và bảo tồn cho các làng nghề.
Bên cạnh đó, tỉnh cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại và liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đa dạng hóa sản phẩm và hỗ trợ quảng bá, tìm kiếm thị trường cho LNTT. Tổ chức các điểm trưng bày và giới thiệu các sản phẩm; tổ chức các cuộc thi sáng tạo hàng thủ công mỹ nghệ, bình xét chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, kịp thời khuyến khích, động viên đơn vị, cá nhân có thành tích cao; gắn kết làng nghề với phát triển du lịch, hình thành tuyến du lịch làng nghề; hỗ trợ cơ sở sản xuất, làng nghề, sản phẩm ngành nghề nông thôn xây dựng thương hiệu; tìm kiếm nhà đầu tư, các doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm, liên kết giữa các làng nghề hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, tiêu thụ.
(HBĐT) - Trong năm 2022, dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng. Nhất là những tháng đầu năm, dịch bệnh tác động xấu đến vận chuyển, cung ứng vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản, hoạt động xuất khẩu. Những diễn biến của biến đổi khí hậu (BĐKH) cũng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Dù vậy, dưới sự nỗ lực vượt khó của hệ thống bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, năm qua, giá trị sản xuất trồng trọt theo giá so sánh đạt 7,09 nghìn tỷ đồng tăng 3,43% so với cùng kỳ...
Năm 2022 tiếp tục ghi nhận sự chuyển động trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, mở ra cơ hội lớn để tỉnh Hòa Bình bứt phá vươn lên. Bám sát chỉ đạo của BTV Tỉnh ủy, các đảng bộ trực thuộc đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc công tác xây dựng Đảng, tập trung thực hiện các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ các cấp và đạt được những kết quả khả quan.
Sáng sớm ngày 31/1 (tức ngày mùng 10 Âm lịch), người dân Hà Nội đã tấp nập đến các cửa hàng vàng để mua sắm, cầu may cho năm mới. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nhân Dân, có những người thậm chí đã xếp hàng từ 5 giờ sáng để đợi chờ.
(HBĐT) - Sáng 30/1, đoàn công tác của Sở NN&PTNT do đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc sở làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình sản xuất vụ chiêm xuân tại huyện Lương Sơn.
(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, trong tháng 1/2023, tổng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt trên 41.600 tỷ đồng, tăng 3% so với cuối năm 2022, huy động tiền gửi từ dân cư chiếm trên 73%.