(HBĐT) - Xác định xây dựng và phát triển thương hiệu là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, huyện Kim Bôi đã và đang tập trung thực hiện công tác này, dựa trên khai thác yếu tố vùng miền.


HTX Mường Động (Kim Bôi) chuyên canh bưởi theo chuỗi sản xuất an toàn thực phẩm.

Từ lâu, nước khoáng Kim Bôi được biết đến là món quà quý giá được thiên nhiên ban tặng cho vùng đất. Các chuyên gia đánh giá, đây là một trong những nguồn nước khoáng có chất lượng tốt nhất thế giới. Thành phần của nước có nhiều khoáng chất hữu ích như canxi, natri, magie… rất cần thiết cho sức khỏe con người. Sản phẩm đã được đưa vào sử dụng ở nhiều hội nghị quốc tế, quốc gia và tại nhiều hệ thống khách sạn hàng đầu trong nước. Bên cạnh Công ty CP nước khoáng thương hiệu Kim Bôi, trên địa bàn có thêm 1 nhà máy sản xuất theo công nghệ hiện đại của Tập đoàn Sun Group tại Khu nghỉ dưỡng Serena Resort, xã Sào Báy. Cơ sở này đã được Bộ Công Thương cấp phép khai thác, hoạt động và được chứng nhận đủ điều kiện khai khoáng từ năm 2021. Một cơ sở nước uống đóng bình, đóng chai Mường Động vừa hết hạn cấp phép, đang làm thủ tục đề nghị công nhận lại.

Việc phát triển thương hiệu được huyện và các đơn vị sản xuất quan tâm nhiều hơn trong những năm gần đây, nhất là đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trước đó, để tạo dựng thương hiệu, chất lượng và nguồn gốc xuất xứ được địa phương đặt lên hàng đầu. Các hộ làm nông nghiệp đã triển khai quy trình sản xuất phù hợp với xu hướng tiêu dùng (VietGAP, hữu cơ, GlobalGAP). Năm 2016, sản phẩm nhãn Sơn Thủy - Kim Bôi đã được chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Năm 2019, huyện tiếp tục xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể "Cam, bưởi Mường Động”. Từ đây, danh tiếng, giá trị đặc thù của sản phẩm địa phương được khẳng định.

Anh Nguyễn Trung Huân, Giám đốc hợp tác xã Nông nghiệp và thương mại Mường Động (xóm Bãi Chạo, xã Tú Sơn) cho biết: Là một trong những chủ thể nhãn hiệu tập thể "Cam, bưởi Mường Động”, tôi và hơn 20 thành viên của hợp tác xã rất phấn khởi, tự hào khi được người tiêu dùng cả nước biết đến sản phẩm. Cũng như các niên vụ trước, diện tích cam, bưởi của hợp tác xã ở niên vụ 2022-2023 có sức tiêu thụ tốt, sản lượng khoảng 600 tấn, đạt doanh thu hàng chục tỷ đồng. Sản phẩm có chất lượng cạnh tranh trên thị trường, đã được đưa vào hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng của Hà Nội và một số tỉnh, thành phố trong cả nước.

Năm 2022, các chủ thể nhãn hiệu "Nhãn Sơn Thủy” đón tin vui khi đã xuất khẩu lô nhãn đầu tiên sang thị trường châu Âu (EU), đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật để chinh phục thị trường khó tính. Đây là kết quả cho sự nỗ lực của người dân, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền, cơ quan chuyên môn các cấp.

Theo đồng chí Nguyễn Thị Minh Anh, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi, cùng với việc tạo dựng thương hiệu, các địa phương trong huyện luôn quan tâm giữ gìn, phát triển danh tiếng của sản phẩm. Đặc biệt là quy trình canh tác nhãn và cây ăn quả có múi đảm bảo an toàn thực phẩm. Hiện nay, toàn huyện có 34 ha nhãn, 13 ha cam, bưởi được cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Việc tiêu thụ thuận lợi, giá cả ổn định là động lực để các chủ thể, cơ sở sản xuất phấn khởi đầu tư mở rộng diện tích và giữ vững chất lượng sản phẩm.

Mặt khác, huyện Kim Bôi chú trọng giới thiệu, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động xúc tiến thương mại. Đáng chú ý, sản phẩm nhãn Sơn Thuỷ, cam, bưởi Mường Động đã lên sàn thương mại điện tử của Vỏ Sò, Co.opmart… Huyện cũng tích cực phốihợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản tỉnh hỗ trợ đăng ký mã số vùng trồng bưởi Mường Động xuấtkhẩu sang Ô-xtrây-li-a. Hai sản phẩm nông sản đang được huyện xây dựng thương hiệu là bưởi Diễn Đú Sáng và mật ong rừng Hợp Tiến.


Bùi Minh

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục