(HBĐT) - Nguồn vốn ngân hàng là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh được liên tục, hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều DN trên địa bàn gặp khó trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng và nếu có tiếp cận được thì lãi suất hiện quá cao, khiến không ít DN gặp khó khăn.


Ngành Ngân hàng có vai trò quan trọng trong hỗ trợ khối doanh nghiệp phát triển, nâng cao sức cạnh tranh. Ảnh chụp tại Ngân hàng LienVietPostbank chi nhánh Hòa Bình.

Trong những năm qua, ngành Ngân hàng tỉnh đã chủ động, tích cực đầu tư vốn tín dụng cho nền kinh tế, đặc biệt là đáp ứng các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của DN, HTX, hộ kinh doanh, góp phần phát triển KT-XH của địa phương. Trong giai đoạn hiện nay, ngành Ngân hàng tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho DN, người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, đầu tư phát triển SX-KD, tạo thêm nhiều việc làm, phục hồi và phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội.

Trên thực tế, NHNN chi nhánh tỉnh đã phối hợp với các đơn vị ký quy chế, chương trình phối hợp công tác để trao đổi, cung cấp thông tin về định hướng chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng của NHNN Việt Nam. Phối hợp công tác giữa NHNN chi nhánh tỉnh với Hiệp hội DN tỉnh để kịp thời nắm bắt thông tin và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Tuy nhiên, thống kê từ cơ quan chức năng, trên địa bàn tỉnh hiện có 4.296 DN, 486 HTX thì mới có 1.203 khách hàng DN và 70 đối tượng khác được các ngân hàng hỗ trợ về vốn với dư nợ cho vay theo các chương trình đã ký kết lũy kế từ đầu năm là 7.655 tỷ đồng. Riêng việc triển khai hỗ trợ lãi suất (HTLS) theo Nghị định số 31 của Chính phủ, đến nay doanh số cho vay được HTLS mới có 14 khách hàng với số tiền đã HTLS khoảng 228 triệu đồng.

Nhận diện một số khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, theo ông Hà Trung Nguyên, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh cùng các DN trên địa bàn tại cuộc họp mới đây giữa ngành Ngân hàng với khối DN tỉnh cho thấy, khối DN trong tỉnh nhất là những DN nhỏ hiện vẫn còn khó khăn trong tiếp cận vốn ngân hàng, trong đó có nguyên nhân về thủ tục vay vốn, tài sản thế chấp, tỷ lệ vốn vay của DN còn khiêm tốn...

Về phía các ngân hàng cho rằng, khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn của các DN trên địa bàn tỉnh nguyên nhân là chưa có những dự án lớn để các ngân hàng, tổ chức tín dụng đầu tư, đặc biệt là trong các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, dịch vụ... Bên cạnh đó, mặc dù NHNN chi nhánh tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo triển khai chương trình HTLS 2% theo Nghị định số 31 của Chính phủ và Thông tư số 03 của NHNN Việt Nam nhưng kết quả thực hiện của các ngân hàng thương mại trên địa bàn còn thấp.

Thêm nữa, xuất phát từ những nguyên nhân chung của toàn hệ thống cũng như trên địa bàn tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện như: khách hàng là hộ kinh doanh vay vốn thuộc đối tượng HTLS, nhưng không có đăng ký kinh doanh; không thiết lập đủ hồ sơ, hóa đơn chứng từ theo quy định; các ngân hàng thương mại khi tiếp cận khách hàng đã ghi nhận các DN trên địa bàn khá thận trọng vay gói HTLS, vì tâm lý e dè, ngại công tác hậu kiểm, thanh tra. Cùng với đó, tiêu chí xác định khả năng "phục hồi” theo phương án kinh doanh tại các ngân hàng khác nhau, dẫn đến cách hiểu và tiếp cận đối tượng thụ hưởng khác nhau.

Làm sao để giải được bài toán khó trong tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, để tạo thêm động lực về tài chính cho các DN trên địa bàn, từ đó mới có thể mở rộng quy mô sản xuất, gia tăng sứccạnh tranh?

Về vấn đề này, theo ông Ngô Quang Lợi, Phó Giám đốc phụ trách NHNN chi nhánh tỉnh cho rằng, thời gian tới, một mặt cần sự nỗ lực hơn nữa từ phía các DN. Mặt khác, NHNN chi nhánh tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm túc quy định về lãi suất; đẩy mạnh huy động vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, DN tiếp cận tín dụng ngân hàng, đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân. Tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng dòng vốn vào các lĩnh vực SX-KD, các lĩnh vực ưu tiên, dự án, phương án vay vốn khả thi, nhu cầu mua nhà ở của người dân, các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án nhà ở thương mại giá rẻ có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ, đáp ứng điều kiện theo quy định.

Ngoài ra, thực hiện tốt hơn nữa chương trình HTLS 2%. NHNN chi nhánh tỉnh sẽ phối hợp với các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp để xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đồng thời, sẽ chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện đồng thuận về lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay theo lời kêu gọi của Hiệp hội Ngân hàng. Tiết giảm chi phí hoạt động, đơn giản hóa thủ tục hành chính để DN, người dân dễ tiếp cận vốn vay. Đặc biệt, NHNN chi nhánh tỉnh tiếp tục đẩy mạnh Chương trình kết nối ngân hàng - DN, sẽ tạo thêm kênh "tiếp vốn” quan trọng, hiệu quả giúp các DN được tiếp cận vốn vay ưu đãi của ngân hàng với lãi suất hợp lý...

Hồng Trung


Các tin khác


Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục