(HBĐT) - Xác định làm đường giao thông nông thôn là một trong những yếu tố quyết định để phát triển kinh tế, cơ sở để thực hiện các tiêu chí khác trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, xã Phú Vinh (Tân Lạc) tranh thủ mọi nguồn lực và huy động sức mạnh toàn dân sửa chữa, xây dựng nhiều tuyến đường giao thông, tạo thuận lợi đi lại, giao thương hàng hóa, nâng cao đời sống cho người dân.


Đường giao thông nông thôn từ trung tâm xã Phú Vinh đi xóm Giác được bê tông hóa, tạo thuận lợi cho người dân đi lại.

Là xã thuần nông, xuất phát điểm thấp, bắt đầu triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM vào năm 2012, xã gặp nhiều khó khăn về hạ tầng giao thông, đường sá lầy lội, nhiều ổ gà. Giao thông trắc trở nên sản phẩm làm ra thường bị tư thương ép giá. Sau nhiều nỗ lực, tranh thủ các nguồn vốn nhằm nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn, đường từ trung tâm xã đến đường huyện được bê tông đạt 100%; đường trục thôn và đường liên thôn được cứng hóa đạt 86,6%. Tuy nhiên, đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa mới đạt 5,08/9,884 km; đường nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm chỉ đạt 3,418/34,933 km. Nhiều đoạn tại xóm Thỏi Láo, Giác… hầu như là đường đất, lầy lội, đi lại khó khăn vào mùa mưa.

Đồng chí Đinh Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Vinh cho biết: Thời gian qua, xã đã xây dựng kế hoạch, phát động các phong trào thi đua gắn với xây dựng đường giao thông nông thôn, tạo sự đồng thuận trong mọi tầng lớp nhân dân. Qua đó, người dân đồng tình, ủng hộ, tự nguyện hiến đất, dỡ bỏ tường bao, đóng góp vật liệu, ngày công, tạo thuận lợi triển khai các công trình, từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông, đảm bảo tốt nhu cầu đi lại cũng như lưu thông hàng hoá của bà con”.

Từ năm 2022 đến nay, từ các nguồn vốn, xã đã triển khai đường giao thông xóm Tân Vinh đi xóm Trao, xã Phú Cường với kinh phí 14,9 tỷ đồng; bê tông hóa đường giao thông xóm Giác dài 2 km, kinh phí 1,4 tỷ đồng; huy động người dân đóng góp 2.280 ngày công, đào đắp 2.200 m3 đất, đá, phát quang 8.100 m2 dọc các tuyến đường, nạo vét nhiều tuyến kênh, mương. Để làm được điều đó, xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của làm đường giao thông nông thôn, tạo sự đồng thuận cao. Từ khi triển khai chương trình, nhiều tuyến đường lầy lội, ổ voi, ổ gà được thay bằng thế bằng những con đường bê tông thuận lợi cho đi lại, xe tải vận chuyển hàng hóa, phát triển kinh tế, trẻ em đến trường an toàn.

Là một trong những hộ tiêu biểu, tiên phong hiến đất làm đường, anh Đinh Công Thơ, xóm Giác cho biết: "Tôi nhất trí cao chủ trương của xã về xây dựng, mở rộng đường giao thông. Gia đình tôi hiến 100 m2 đất, bỏ một phần tường bao để đường ngõ rộng rãi, thuận lợi cho phương tiện qua lại. Ban đầu, trong gia đình cũng có người phản đối vì đất đai là ông cha để lại, nhưng vì lợi ích chung của xóm làng, đường sá rộng rãi thì chính gia đình, con cháu mình cũng được hưởng lợi nên mọi người đã nhất trí, ủng hộ”.

Xã Phú Vinh có địa bàn rộng, khu dân cư cách xa nhau, đường giao thông liên xóm, nội xóm gập ghềnh, cắt qua nhiều suối; đời sống người dân còn nhiều khó khăn, nguồn xã hội hóa hạn chế cả về tiền, vật liệu, nhân công lao động. Để giải quyết vấn đề này, xã huy động cán bộ, công chức xã, công an viên, thôn đội trưởng, đoàn viên thanh niên tình nguyện tham gia giúp đỡ các xóm khó khăn. Khi triển khai xây dựng tuyến đường dài 2 km tại xóm Giác, một trong những xóm thuộc diện khó khăn của xã, đội ngũ cán bộ, công chức, chiến sỹ được huy động cùng với bà con thôn bản hồ hởi tham gia đổ bê tông, xắn quần lội suối xây ngầm tràn. Những hình ảnh gần gũi, bình dị đó đã tạo sự đoàn kết, tin tưởng, ấm áp trong bà con, các công trình triển khai cũng thuận lợi hơn.

Khó khăn vẫn còn nhưng với sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể trong xã, sự đồng thuận của người dân, tin tưởng xã Phú Vinh sẽ hoàn thành vượt mục tiêu tiêu chí số 2 về giao thông, tạo tiền đề thực hiện các tiêu chí còn lại trong bộ tiêu chí xây dựng xã NTM theo lộ trình.


Hoàng Anh


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục