(HBĐT) - Ngày 13/7, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị trực tuyến với 62 điểm cầu địa phương sơ kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ tài chính - NSNN 6 tháng cuối năm 2023. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái dự và chỉ đạo. Đồng chí Hồ Đức Phớc, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có lãnh đạo các sở, ngành: Cục Thuế tỉnh, Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chi cục Hải quan tỉnh, Chi cục Dự trữ Nhà nước Hòa Bình.




Đại biểu các sở, ngành dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình.

Báo cáo tại hội nghị cho biết: 6 tháng đầu năm, ngành Tài chính đã chủ động, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; kịp thời tham mưu, đề xuất ban hành và tổ chức triển khai các chính sách tài khóa hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, góp phần ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống Nhân dân.

Thu NSNN 6 tháng đạt 875,8 nghìn tỷ đồng, bằng 54% dự toán. Tiến độ một số khoản thu, sắc thuế (tiền sử dụng đất, thuế bảo vệ môi trường, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu) và thu NSNN trên địa bàn một số địa phương đạt thấp, ảnh hưởng đến nguồn thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán và cân đối ngân sách địa phương. Chi NSNN 6 tháng ước đạt 804,6 nghìn tỷ đồng, bằng 38,8% dự toán. 

Cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Lũy kế đến ngày 30/6/2023 phát hành 179,9 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, kỳ hạn bình quân 12,23 năm, lãi suất bình quân 3,7%/năm.

Dự báo trong nửa cuối năm 2023 tình hình còn nhiều khó khăn, thách thức, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5%, phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2023, Bộ Tài chính đề ra 8 nhóm giải pháp trọng tâm cần tập trung thực hiện. Tập trung thực hiện các giải pháp chính sách tài khóa, kết hợp với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác để hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế; phấn đấu hoàn thành và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 đã đề ra.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ghi nhận, biểu dương nỗ lực của ngành Tài chính trong 6 tháng đầu năm. Phó Thủ tướng yêu cầu ngành Tài chính cần bám sát chủ đề điều hành của Chính phủ năm 2023 là "Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả”; chủ động, sáng tạo triển khai các giải pháp nhiệm vụ kịp thời, có phương án điều hành linh hoạt, hiệu quả các chính sách tài khóa. Triển khai thực hiện nghiêm các nghị quyết, chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; điều hành chính sách tài khóa có trọng tâm, trọng điểm, mở rộng hợp lý, dứt khoát. Tiếp tục rà soát nghiên cứu bổ sung hệ thống pháp luật, chính sách, hỗ trợ tài khóa gắn với sử dụng vốn có hiệu quả. Tập trung thực hiện chính sách tài khóa đã ban hành, kiểm soát lạm phát, đảm bảo cân đối lớn đối với nền kinh tế. Điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, kịp thời ban hành và tổ chức triển khai thực hiện các chính sách tài khóa hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội. Quyết liệt thực hiện thu NSNN, đảm bảo chi ngân sách hợp lý; tiếp tục kiểm soát nợ công, triển khai hiệu quả các biện pháp quản lý và điều hành giá, xử lý bất cập, tồn tại về trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bảo hiểm doanh nghiệp; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong công tác quản lý của ngành… nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2023.

Lê Thùy 
(Cổng Thông tin điện tử tỉnh)

Các tin khác


Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục