(HBĐT) - Sáng 6/10, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị trực tuyến đẩy mạnh triển khai dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh chỉ trì hội nghị. 


Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh.

Theo Quyết định số 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tổng số vốn hỗ trợ từ ngân sách T.Ư thực hiện dự án 5 từ năm 2022 - 2025 là 4.000 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2022 - 2023, tổng số vốn ngân sách T.Ư cấp cho các tỉnh là 1.620 tỷ đồng. Đánh giá của Bộ Xây dựng, năm 2022, việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo không đạt được kết quả theo mục tiêu đề ra. Năm 2023, tính đến hết quý III, việc hỗ trợ chậm, mới đạt 39,7% số hộ và 27,25% số vốn đã cấp từ ngân sách T.Ư. 26 tỉnh đã lập đề án với tổng số 91.453 hộ cần hỗ trợ, tương ứng số vốn hỗ trợ từ ngân sách T.Ư khoảng 3.015 tỷ đồng.

Tại hội nghị, lãnh đạo 15 tỉnh tham gia dự án 5 đã báo cáo kết quả, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án, như: mức hỗ trợ của Nhà nước còn thấp, vật liệu, giá cả lại cao dẫn đến việc xây dựng nhà ở đạt yêu cầu, đảm bảo chất lượng còn gặp nhiều khó khăn. Quá trình triển khai, một số hộ dân có đề nghị điều chỉnh từ xây mới sang sửa chữa hoặc ngược lại. Nhiều hộ hoàn cảnh quá khó khăn nên không có tiền đối ứng để xây, sửa nhà ở.

Đối với tỉnh Hoà Bình, ngày 27/3/2023, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 541/QĐ-UBND phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo (huyện Đà Bắc) của tỉnh Hoà Bình, thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, mục tiêu hỗ trợ nhà ở cho khoảng 2.157 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện chưa có nhà ở hoặc nhà ở thuộc loại không bền chắc, có nguy cơ sụp đổ, không đảm bảo an toàn, ổn định. Dự toán kinh phí thực hiện hỗ trợ hơn 27 tỷ đồng.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã ghi nhận những khó khăn của các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Dự án 5 để báo cáo trình Chính phủ xem xét sửa đổi một số nội dung có liên quan. Đồng chí đề nghị, từ nay đến hết năm 2023, các tỉnh tập trung rà soát lại Đề án đã phê duyệt đảm bảo đúng đối tượng và điều kiện về nhà ở để việc hỗ trợ đúng quy định. Về lâu dài, các địa phương bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương đối ứng theo điều kiện cụ thể; có giải pháp thúc đẩy kết quả giải ngân nguồn vốn từ ngân sách T.Ư; yêu cầu Sở Xây dựng thiết kế tối thiểu 3 mẫu nhà ở điển hình phù hợp với phong tục, tập quán của từng địa phương; tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đến người dân bằng hình thức phù hợp.


Viết Đào

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục