Đến cuối tháng 9, Ngân hàng Nhà nước cho biết, tín dụng đã tăng khoảng 6,9% so với cuối năm ngoái.


Dù lượng vốn đã tăng hơn trong những tuần gần đây nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 11% của cùng kỳ năm trước. Để có thể tiếp tục đẩy mạnh nhu cầu vay vốn, nhiều ngân hàng tiếp tục đưa ra các chương trình ưu đãi giảm lãi suất cho sản xuất kinh doanh.

Mỗi tháng, Tập đoàn VinaPro xuất khẩu khoảng 700 tấn các mặt hàng nông sản khô. Các đơn hàng đang nhiều hơn, họ đang tích cực đàm phán với ngân hàng để tăng hạn mức vay vốn, kỳ vọng tăng thêm khoảng 30% so với trước.

Bà Trịnh Thu Thủy, Phó Giám đốc CTCP Tập đoàn VinaPro, cho biết: "Từ giờ tới cuối năm đã có những đơn hàng trước, cà phê, quế hồi… Giảm lãi suất sẽ có tác động giảm chi phí bán hàng và nâng cao doanh thu mình lên".

Để giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, ngân hàng SHB quyết định dành 6 nghìn tỷ đồng, với mức lãi suất chỉ từ 6,97%/năm để cho vay sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy tiêu dùng, đồng thời, đơn giản các thủ tục vay vốn, đưa ra những ưu đãi khác về thanh toán, tài trợ thương mại...

Bà Nguyễn Thị Hoài Thanh, Phó Giám đốc Khối Ngân hàng Doanh nghiệp SHB, nhận định: "Mức lãi suất hấp dẫn này đã thấp hơn so với cuối năm ngoái 3% rồi. Chúng tôi hi vọng các doanh nghiệp sẽ hấp thụ tốt nguồn vốn này".

Theo tính toán của Ngân hàng Nhà nước, thông qua 4 đợt giảm lãi suất, trong năm nay, các ngân hàng thương mại đã cam kết tổng tiền lãi suất được giảm khoảng 22 nghìn tỷ đồng. Mức lãi giảm cho cả các khoản vay mới và cũ.

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước, cho biết: "Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, vì có tăng trưởng tín dụng mới thúc đẩy được tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi đã có nhiều cơ chế chính sách, thậm chí ban hành các thủ tục để tạo điều kiện thông thoáng hơn, sử dụng công nghệ giảm bớt thủ tục cho vay online, người dân có thể vay và trả nợ ở nhà được".

Để đạt được mức tăng trưởng tín dụng mục tiêu là khoảng 14% thì từ nay đến cuối năm, vẫn còn khoảng 900 nghìn tỷ đồng cần được cho vay ra. Nhưng để nguồn vốn được khơi thông, bên cạnh việc giảm lãi suất, vẫn cần những giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tìm đầu ra cho doanh nghiệp vì có bán được hàng, doanh nghiệp mới có nhu cầu vay vốn trở lại.

Theo VTV.VN

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục