Bước vào mùa đông cũng là thời điểm khoai sọ xã Sơn Thủy (Mai Châu) vào vụ thu hoạch. Những năm gần đây, sản phẩm khoai sọ được khách hàng trong và ngoài tỉnh tin tưởng lựa chọn bởi chất lượng thơm ngon. Năm 2020, khoai sọ xã Sơn Thủy được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu chứng nhận "Khoai sọ Phúc Sạn".
Người dân xóm Sạn Sộp, xã Sơn Thủy (Mai Châu) trồng khoai sọ cho thu nhập khá.
Xã Sơn Thủy có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với cây khoai sọ, cho chất lượng thơm ngon hơn hẳn những nơi khác. Khoai sọ có củ to, vị bùi, thơm, dẻo. Thời gian gần đây, diện tích trồng khoai sọ trên địa bàn huyện Mai Châu ngày càng tăng, bước đầu hình thành những vùng sản xuất mang tính hàng hóa, góp phần nâng cao giá trị trên một đơn vị canh tác.
Ông Đinh Văn Thanh, xóm Nọt, xã Sơn Thủy cho biết: Gia đình tôi trồng gần 1ha khoai sọ trên đất đồi từ năm 2020. Vụ năm nay, được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nên cây khoai sọ cho nhiều củ, củ to, đẹp hơn các năm trước. Từ đầu vụ đến nay, gia đình thu hoạch được hơn 4 tạ khoai, bán được hơn 13 triệu đồng.
Hiện nay, xã có gần 20 ha trồng khoai sọ, tập trung ở các xóm Sạn Sộp, Nọt, 1ha cho sản lượng trên 40 tấn. Khoai sọ được thu hoạch từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 1 năm sau. Khoai sọ Sơn Thủy không kén đất, có khả năng chịu được hạn cao, ít sâu bệnh. Bắt đầu trồng sau Tết Âm lịch, thời gian sinh trưởng từ 8 - 9 tháng nên khoai sọ Sơn Thủy chỉ có 1 vụ trong năm, thu hoạch vào đầu mùa đông khi lá khoai đã vàng héo, mỗi cây có 1 củ to từ 0,5 - 1 kg và các củ nhỏ xung quanh thường để làm giống trồng cho vụ sau.
Ông Hà Văn Anh, xóm Sạn Sộp, xã Sơn Thủy cho biết: Trước đây, gia đình trồng khoai sọ diện tích ít. Những năm gần đây, giá khoai sọ cao, người mua nhiều nên đã mở rộng diện tích lên gần 2 ha. Vụ khoai sọ năm nay, do thời tiết nắng nóng đúng thời điểm trồng nên sản lượng trung bình đạt khoảng 40 tấn/ha. Khoai sọ loại 1 hiện được bán giá từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, loại 2 từ 25.000 - 30.000/kg.
Đồng chí Hà Văn Đức, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Thủy cho biết: Hướng tới đưa khoai sọ trở thành sản phẩm hàng hóa chủ lực, xã đã, đang đẩy mạnh quảng bá sản phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, kết nối với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, tổ chức tập huấn, hướng dẫn nông dân cách trồng, thu hoạch và bảo quản, đảm bảo sản phẩm sạch. Thời gian tới, xã tiếp tục quy hoạch vùng sản xuất, nghiên cứu chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; hỗ trợ các hộ sản xuất theo chuỗi để nâng cao chất lượng, sản lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời, vận động bà con mở rộng diện tích trồng khoai sọ và sản xuất theo hướng hàng hóa nhằm xây dựng thương hiệu đặc sản khoai sọ xã Sơn Thủy bền vững.
Có thể thấy, sau khi được cấp nhãn hiệu chứng nhận "Khoai sọ Phúc Sạn” đã thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Người dân tuân thủ đúng quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.
Hoàng Anh
Thị trấn Mai Châu (Mai Châu)
(HBĐT) - Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có vai trò quan trọng định hướng không gian phát triển của tỉnh; là cơ sở để quản lý, phân bổ nguồn lực đầu tư, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế nhằm thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, phấn đấu đến năm 2030, kinh tế của tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu trong vùng trung du và miền núi phía Bắc; đến năm 2050, Hòa Bình trở thành tỉnh phát triển của cả nước.
(HBĐT) - Cách đây 20 năm, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Hòa Bình được thành lập theo Quyết định số 31/2003/QĐ-UB của UBND tỉnh Hòa Bình trên cơ sở kiện toàn bộ máy tổ chức Sở Địa chính và tiếp nhận bàn giao chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công nghiệp, Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường.
(HBĐT) - Vài năm trở lại đây, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hộ trồng na trên địa bàn xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ) đã có vụ na thứ 2, hay còn gọi là na trái vụ trên diện tích trước đây chỉ thu được 1 vụ. Nhờ vậy người trồng na đã tăng thêm thu nhập, khắc phục tình trạng được mùa mất giá.
(HBĐT) - Nhằm đáp ứng yêu cầu học nghề, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho nông dân, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh tích cực phối hợp đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ, tư vấn, dạy nghề cho hội viên nông dân (HVND). Qua đó giúp nông dân có thêm kiến thức, kỹ năng ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
(HBĐT) - Tính từ tháng 10/2017 - 10/2023 vừa tròn 6 năm, xã Yên Hòa (Đà Bắc) hồi sinh mạnh mẽ sau trận lũ lịch sử. Kinh tế ở xã có bước phát triển khá, hệ thống giao thông được tu sửa, công trình hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư xây dựng. Đời sống người dân dần ổn định, thu nhập cải thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.