Một trong những yếu tố quan trọng để đưa huyện Lạc Sơn trở thành điểm sáng về thu hút đầu tư là địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả trong công tác quản lý đất đai (QLĐĐ), giải phóng mặt bằng (GPMB).


Từ sự đồng thuận trong công tác giải phóng mặt bằng đã giúp dự án hồ chứa nước Cánh Tạng được thi công đảm bảo tiến độ.

Đồng hành với nhà đầu tư

Khu đấu giá đất tại Đồng Vôi, phố Mường Vôi, thị trấn Vụ Bản được UBND tỉnh phê duyệt với diện tích trên 8 ha. Liên quan đến dự án có 152 hộ bị ảnh hưởng, chủ yếu trên diện tích đất nông nghiệp (đất lúa). Ngay sau khi phương án đền bù, GPMB được phê duyệt, các cơ quan chức năng đã phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức họp, tuyên truyền, vận động, xin ý kiến người dân về các phương án thực hiện. Đồng thời thành lập tổ công tác, đến nhà dân để tuyên truyền, vận động về ý nghĩa, tầm quan trọng của dự án đối với sự phát triển của địa phương.

Thời gian qua, Huyện ủy, UBND huyện    Lạc Sơn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành chức năng địa phương phối hợp cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện các thủ tục đầu tư, nhất là trong bồi thường, GPMB. Ông Hà Đức Hải, Giám đốc Công ty Thiên Diệu chia sẻ: Hoạt động trong ngành hàng gia công, sản xuất giày dép da xuất khẩu, xuất phát từ nhu cầu cần phải mở rộng nhà máy, được sự đồng hành, hỗ trợ của địa phương, công ty đã hoàn thành nhà máy đặt tại xã Ân Nghĩa, đi vào hoạt động từ tháng 4/2023. Công ty đang triển khai xây dựng nhà máy thứ 2 tại xã Thượng Cốc. Các nhà máy đi vào hoạt động góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động trên địa bàn. Quá trình triển khai dự án, doanh nghiệp được chính quyền sở tại quan tâm sát sao, hỗ trợ, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi.

Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn cho biết: Thực tế nhiều công trình, dự án ban đầu triển khai rất khó khăn do người dân đồng thuận chưa cao. Rút kinh nghiệm, khi triển khai dự án, huyện tăng cường đối thoại giữa chính quyền với người dân; công khai tiến độ dự án, trình tự thực hiện công tác GPMB. Đồng thời thành lập tổ công tác tuyên truyền, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, tháo gỡ, giải quyết từng vấn đề còn vướng mắc để người dân nắm chắc, hiểu sâu, tạo sự đồng thuận khi thực hiện GPMB, triển khai dự án đầu tư. Nhờ đó, huyện đã bố trí, tạo được nguồn quỹ đất "sạch” để thực hiện mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị hoá và thu hút đầu tư.

Thúc đẩy phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

Theo đồng chí Bùi Văn Kía, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Lạc Sơn, để có được những kết quả này là do Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã xây dựng, ban hành Nghị quyết chuyên đề số 02-NQ/HU về tăng cường công tác QLĐĐ và GPMB. Đây được xem là một trong những nghị quyết "mở đường”, tạo sức bật cho sự phát triển của huyện trong thời  gian qua.

Đến nay, sau hơn 2 năm thực hiện nghị quyết, nhìn chung công tác QLĐĐ, bồi thường, GPMB trên địa bàn huyện đạt được những kết quả nhất định. Các cơ quan, đơn vị, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn tích cực tuyên truyền đưa nghị quyết vào cuộc sống. Từ đó hạn chế vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm hành lang các công trình công cộng... Công tác bồi thường, GPMB xây dựng các công trình công cộng, dự án đầu tư ngoài ngân sách được quan tâm. Việc quản lý hiện trạng mặt bằng đất đai đối với các dự án cơ bản đảm bảo, hạn chế phát sinh tài sản sau thông báo thu hồi đất, góp phần tạo niềm tin cho các nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư vào huyện.

Cùng với đó, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được các ngành, UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền. Việc định hướng không gian quy hoạch, phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực được thực hiện một cách hợp lý như: Không gian cho phát triển nông nghiêp, xây dựng cơ sở hạ tầng; thu hút đầu tư phát triển KT-XH; các khu, cụm công nghiệp, hệ thống giao thông và các công trình công cộng khác... Đồng thời, huyện chỉ đạo thực hiện quản lý chặt chẽ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không để xảy ra các vi phạm quy hoạch. Đặc biệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về quản lý quỹ đất nông nghiệp, hạn chế tối đa việc việc chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. 

Từ làm tốt công tác QLĐĐ, GPMB, huyện Lạc Sơn đã được các nhà đầu tư đặt niềm tin. Từ chỗ là vùng trũng về thu hút đầu tư của tỉnh, đến nay, huyện thu hút được 31 dự án đầu tư (gồm 2 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và 29 dự án đầu tư trong nước), với số vốn đăng ký 11.277 tỷ đồng. Đã có những nhà đầu tư chiến lược khảo sát và đầu tư vào địa bàn như: Tập đoàn Sun Group, Tập đoàn may Hồ Gươm, Công ty CP đầu tư BKG Việt Nam… Nhiều dự án đã triển khai như: Dự án xây dựng công trình xử lý chất thải rắn tại xã Yên Nghiệp; dự án quy hoạch khu dân cư tại khu Đồng Vôi (thị trấn Vụ Bản), khu dân cư Đồng Quền xã Tân Lập, khu dân cư tại xã Thượng Cốc, Văn Nghĩa; dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập tại hồ Rả (xã Yên Phú), hồ Rộc Kháo (xã Nhân Nghĩa); dự án đường Thượng Cốc - Phú Lương (nay là xã Quyết Thắng)... 


Mạnh Hùng

Các tin khác


Xã Mai Hịch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả

Những năm qua, xã Mai Hịch (Mai Châu) chú trọng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình có giá trị kinh tế; huy động nguồn lực nâng cấp, xây dựng công trình hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân.

Thu ngân sách Nhà nước năm 2023 - khó hoàn thành chỉ tiêu

Theo đánh giá sơ bộ tại hội nghị UBND tỉnh thường kỳ tháng 10, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2023 ước đạt khoảng 4.350 tỷ đồng, bằng 82% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 60% nghị quyết HĐND tỉnh giao.

Xã Phú Lai chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao

Ngay khi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), bên cạnh nỗ lực duy trì và nâng chất các tiêu chí, Phú Lai (Yên Thủy) đã chủ động thực hiện xây dựng xã NTM nâng cao. Đến nay, xã có 4/6 khu dân cư đạt NTM kiểu mẫu, 8 vườn mẫu và đạt 18/19 tiêu chí NTM nâng cao.

Huyện Đà Bắc chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Đà Bắc có 13 xã thuộc khu vực III, giao thông đi lại khó khăn, dân cư sinh sống không tập trung, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 89,72% dân số. Từ khi ban hành Đề án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn, huyện đã tập trung nguồn lực, thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước để cải thiện đời sống người dân.

Huyện Cao Phong: Thiết thực phong trào thi đua “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”

Nhằm khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phong trào thi đua "Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện Cao Phong đã, đang phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, sự chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân, tập thể và gia đình.

Sửa đổi, bổ sung một số điều về tín dụng đầu tư của Nhà nước

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 78/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục