Giao tranh khốc liệt đang diễn ra ở khu vực chứa nhiều dầu mỏ của thế giới. Tuy nhiên, sau vài ngày giá dầu nhích lên do lo lắng sau cuộc đột kích hôm 7/10 của lực lượng Hamas vào lãnh thổ Israel, giá "vàng đen” đã sụt giảm.
Bể chứa dầu tại kho dự trữ gần thành phố Benghazi, Libya. Ảnh: AFP/TTXVN
Dầu thô Brent hiện được bán với giá khoảng 80 USD/thùng, rẻ hơn so với thời điểm xung đột Israel-Hamas nổ ra. Vậy nguyên nhân nào khiến giá dầu không tăng cao hơn?
Nguồn cung không gián đoạn
Giới chuyên gia cho rằng dù giao tranh ác liệt đến đâu cũng không gây ra nhiều gián đoạn đối với nguồn cung xăng dầu. Do vậy, các nhà giao dịch kết luận rằng không có mối đe dọa ngay lập tức.
Ông Richard Bronze, người đứng đầu bộ phận địa chính trị tại công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở ở London Energy Aspects, nhận định: "Mặc dù các nhà giao dịch nhận thấy rủi ro gia tăng nhưng điều đó không dẫn đến nhiều hoạt động mua đề phòng”.
Ông Raad Alkadiri tại công ty Eurasia Group (Mỹ) phân tích rằng đối với Trung Đông, các thị trường đang "loại bỏ một cách hiệu quả bất cứ điều gì có thể xảy ra sai sót”. Ông Alkadiri nói rằng các thương nhân khó có thể tăng giá trừ khi họ thấy "các thùng dầu thực tế bị loại” khỏi thị trường.
Khi xung đột tiếp diễn, các nhà kinh doanh nhận ra rằng dầu mỏ không có ở toàn bộ Trung Đông. Gaza không sản xuất dầu còn Israel sản xuất rất ít. Nguồn cung chỉ gián đoạn nghiêm trọng khi xung đột lan sang các mỏ dầu khổng lồ của Saudi Arabia, Iraq hoặc Iran.
Bà Helima Croft tại ngân hàng đầu tư RBC Capital Markets (Canada) cho biết giá dầu đã tăng lên trên 120 USD/thùng sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, nhưng sau đó nhanh chóng giảm xuống. Bà nói: "Thị trường không còn dành chú ý cho những vấn đề này nữa”. Nhưng bà Croft cũng đề cập đến cuộc xâm lược Iraq năm 2003 của Mỹ cuối cùng đã dẫn đến một cuộc xung đột kéo dài nhiều năm. Bà cảnh báo: "Chúng ta vẫn có thể gặp phải bất ngờ khó chịu ở Trung Đông”.
Nhu cầu giảm
Bơm xăng cho phương tiện tại trạm xăng ở Marseille, miền Nam Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Thị trường dường như đã quay trở lại tâm trạng bi quan về nhu cầu xăng dầu trong tương lai, chi phối bởi lo ngại về kinh tế Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất, cũng như các quốc gia tiệu thụ dầu lớn khác. Saudi Arabia và các nhà sản xuất khác đang cố gắng hỗ trợ giá bằng cách giảm sản lượng dầu của họ.
Các nhà phân tích cảnh báo rằng 2024 có thể là một năm khó khăn trên thị trường dầu mỏ. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) trong tuần này dự đoán mức tiêu thụ xăng ở nước này sẽ giảm trong năm 2024 do ngày càng có nhiều người làm việc kết hợp giữa trực tiếp và từ xa, động cơ ô tô hiệu quả hơn và số lượng xe điện ngày càng tăng.
Giá dầu đã giảm mạnh trước cuộc xung đột Israel - Hamas và tâm lý lo ngại về nhu cầu "vàng đen” dường như đang đè nặng lên thị trường một lần nữa, bất chấp rủi ro xung đột lan rộng.
Tờ New York Times (Mỹ) nhận định chính quyền Tổng thống Joe Biden đang tích cực cố gắng ngăn chặn xung đột lan rộng. Các cường quốc dầu mỏ trong khu vực, bao gồm cả Iran, cũng muốn duy trì lưu lượng tàu chở dầu di chuyển qua Vịnh Ba Tư. Bất kỳ cản trở nào cũng sẽ làm giảm nguồn thu từ xuất khẩu dầu của họ, trong khi giá tăng đột biến có thể khiến khách hàng có giá trị nhất của họ quay lưng.
Ông Bronze của Energy Aspects cho biết: "Có khả năng xung đột vẫn được kiềm chế và không lan sang các nhà sản xuất dầu lớn trong khu vực hoặc các tuyến đường vận chuyển quan trọng”.
Theo Baotintuc.vn
Theo các chuyên gia kinh tế, để khơi thông dòng chảy cho thị trường bất động sản, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, các sở ngành, doanh nghiệp cần tập trung tháo gỡ rào cản về pháp lý, nguồn vốn.
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, sáng 9/11 tại thủ đô Viêng Chăn, Công ty cổ phần Di chuyển xanh và thông minh GSM (Green & Smart Mobility) thuộc tập đoàn VinFast đã chính thức khai trương dịch vụ taxi điện đầu tiên tại Lào với thương hiệu Xanh SM.
Những năm qua, xã Mai Hịch (Mai Châu) chú trọng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình có giá trị kinh tế; huy động nguồn lực nâng cấp, xây dựng công trình hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân.
Theo đánh giá sơ bộ tại hội nghị UBND tỉnh thường kỳ tháng 10, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2023 ước đạt khoảng 4.350 tỷ đồng, bằng 82% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 60% nghị quyết HĐND tỉnh giao.
Ngay khi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), bên cạnh nỗ lực duy trì và nâng chất các tiêu chí, Phú Lai (Yên Thủy) đã chủ động thực hiện xây dựng xã NTM nâng cao. Đến nay, xã có 4/6 khu dân cư đạt NTM kiểu mẫu, 8 vườn mẫu và đạt 18/19 tiêu chí NTM nâng cao.
Huyện Đà Bắc có 13 xã thuộc khu vực III, giao thông đi lại khó khăn, dân cư sinh sống không tập trung, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 89,72% dân số. Từ khi ban hành Đề án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn, huyện đã tập trung nguồn lực, thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước để cải thiện đời sống người dân.