Theo kế hoạch vốn đầu tư công (VĐTC) nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2023 của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1513/QĐ-TTg, ngày 3/12/2022 là 10.090,9 tỷ đồng. Số vốn đã được HĐND tỉnh thông qua là 10.220 tỷ đồng. Đến ngày 6/9/2023, UBND tỉnh đã phân bổ, giao chi tiết kế hoạch VĐTC cho các dự án là 10.220 tỷ đồng. Đến hết tháng 9/2023, giải ngân VĐTC mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước.
Do thiếu nguồn đất đắp và còn nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, dự án đường kết nối từ đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) kết nối quốc lộ 6 bị chậm tiến độ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là nguồn thu sử dụng đất chưa bảo đảm kế hoạch được duyệt, nên chưa có nguồn bố trí cho các dự án. Cùng với đó, các dự án khởi công mới chậm hoàn thành thủ tục đầu tư, thủ tục đấu thầu và lựa chọn nhà thầu nên chưa đủ điều kiện thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn được giao và một số dự án đang điều chỉnh dự án. Đặc biệt, tiến độ thực hiện nhiều dự án giao thông trên địa bàn tỉnh phải đối diện với 2 "nút thắt” lớn là mặt bằng sạch và vật liệu đất đắp.
Điển hình là dự án đường kết nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai, Hà Nội (giai đoạn I). Đây là một trong những dự án giao thông trọng điểm của tỉnh. Tuyến đường có tổng mức đầu tư 999 tỷ đồng, dài 7,61km. Tuy nhiên, do không có nguồn vật liệu đất đắp nên một số đoạn đã phải tạm dừng thi công. Mặt khác, trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB), mặc dù đã tiến hành kiểm đếm nhưng lại chưa có giá đất để lập phương án dự toán, chi trả cho các hộ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, khu tái định cư đã được chính quyền huyện Lương Sơn bố trí nhưng hạ tầng chưa hoàn chỉnh, gây nhiều khó khăn cho công tác GPMB, nhất là đối với các hộ thuộc diện tái định cư.
Dự án trọng điểm đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) có tổng mức đầu tư 4.120 tỷ đồng. Quy mô chia làm 2 đoạn tuyến, gồm đoạn Km0 - Km32 từ TP Hòa Bình đến huyện Kim Bôi và đoạn Km0 - Km19 đến huyện Đà Bắc. Trong đó, giai đoạn I (Km0 - Km32 từ huyện Kim Bôi đến nút giao với cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình) đã khởi công ngày 26/2/2023. Kế hoạch vốn được giao trên 1.025,3 tỷ đồng, hiện mới giải ngân được hơn 510 tỷ đồng. Khó khăn lớn nhất trong công tác GPMB của dự án là thủ tục chuyển đổi đất rừng, đất lúa vẫn phải chờ cấp có thẩm quyền phê duyệt, nên tiến độ thực hiện không đảm bảo kế hoạch đã đề ra.
Dự án đường kết nối từ đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) kết nối với quốc lộ 6 có tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng, dài 4,4 km, được khởi công tháng 3/2022, kỳ vọng khi hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Tuy nhiên, nhiều tháng qua, nhà thầu xây dựng đã phải tạm dừng thi công do thiếu đất đắp và còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác đền bù, GPMB.
Dự án nâng cấp đường tỉnh 436 có tổng mức đầu tư trên 300 tỷ đồng (từ xã Phong Phú đến xã Nhân Mỹ, huyện Tân Lạc) được khởi công tháng 2/2022, dự kiến hoàn thành trong năm 2023. Nhưng các nhà thầu hiện đã tạm dừng thi công, nguyên nhân do thiếu đất đắp và đương nhiên dự án này cũng bị chậm tiến độ.
Ngày 4/5/2022, Kỳ họp thứ sáu (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã xem xét và quyết định thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2014 - 2019, tầm nhìn đến năm 2024 (bổ sung vào quy hoạch nhóm khoáng sản làm vật liệu san lấp). Theo đó, trên địa bàn tỉnh được quy hoạch 28 mỏ đất làm vật liệu xây dựng. Đây là vấn đề được các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh hết sức mong đợi. Tuy nhiên, đã hơn 16 tháng trôi qua nhưng tại các huyện, thành phố trong tỉnh chưa có mỏ đất nào được cấp phép.
Thực trạng trên cho thấy, các dự án chậm tiến độ so với yêu cầu đề ra mà "nút thắt” lớn là vấn đề mặt bằng, đất đắp và thủ tục liên quan. Để đảm bảo tiến độ giải ngân VĐTC, cùng với việc đảm bảo nguồn vốn bố trí cho các dự án, làm tốt công tác GPMB…, các doanh nghiệp có chung nguyện vọng các cấp có thẩm quyền chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là tạo mặt bằng sạch và sớm có các dự án khai thác đất làm vật liệu san lấp hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Khoáng sản để kịp thời cung cấp đất san lấp, góp phần bảo đảm tiến độ các dự án.
Đức phượng (CTV)
Hòa Bình là 1 trong 5 tỉnh có tiềm năng cao nhất cả nước về nuôi trồng thủy sản hồ chứa. Thực tế, nghề nuôi cá lồng đã phát triển hàng chục năm qua, tập trung nhiều nhất trên hồ thủy điện Hòa Bình đã giúp hàng nghìn hộ dân cải thiện sinh kế, thu nhập. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn để phát triển thuỷ sản hồ chứa tương xứng tiềm năng, thế mạnh.
Dân số trên địa bàn huyện Tân Lạc hiện có gần 90 nghìn người với nhiều dân tộc cùng chung sống. Trong đó, dân tộc Mường chiếm 85%, dân tộc Kinh chiếm 14,5%, còn lại là các dân tộc Thái, Tày, Nùng, Dao... Những năm qua, huyện luôn quan tâm nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), qua đó làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn và đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Phòng Dân tộc huyện Lạc Thủy đã tham mưu UBND huyện phê duyệt danh mục dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng trên địa bàn các xã: Thống Nhất, Hưng Thi, Phú Thành, thị trấn Ba Hàng Đồi.
Xóm Kho Khí, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) là nơi anh Bùi Văn Dưng sinh ra, lớn lên cho đến lúc trưởng thành. Mặc dù mắc bệnh nhưng anh vẫn cố gắng làm việc, vượt lên hoàn cảnh để từng bước ổn định kinh tế, cùng vợ chăm lo cho mẹ già, con nhỏ. Qua điều tra, rà soát (tháng 10/2023), gia đình anh Dưng đạt được các tiêu chí thoát khỏi hộ cận nghèo. Kết quả này nhờ nỗ lực của gia đình trong phát triển sản xuất, kinh doanh. Thay vì nguồn thu nhập chính từ trồng rau, chăn nuôi như trước đây, anh Dưng tận dụng lợi thế nhà bám trục đường trung tâm xã mở thêm cửa hàng tạp hóa, tiếp tục duy trì đàn lợn nái và thương phẩm.
Thực hiện Quyết định 1416/QĐ-EVN của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ban hành ngày 8/11/2023 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, theo đó, từ ngày 9/11/2023, giá bán lẻ điện bình quân là 2.006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% năm nay, ước tính cần hơn 800.000 tỷ đồng để khơi thông cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt là gói tín dụng 15.000 tỷ đồng cho lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.