Năm 2023, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (KC&TVPTCN), Sở Công Thương đã triển khai nhiều chương trình thiết thực, hiệu quả, không chỉ tiếp sức, tạo động lực cho các doanh nghiệp (DN), cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo việc làm… mà còn đóng góp mạnh mẽ vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của địa phương.
Lãnh đạo Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh nghiệm thu đề án khuyến công quốc gia tại huyện Lương Sơn.
Trong năm, tổng kinh phí khuyến công trên địa bàn tỉnh được phê duyệt hỗ trợ 4,43 tỷ đồng cho 9 đề án. Trong đó, kinh phí khuyến công địa phương (KCĐP) hỗ trợ 630 triệu đồng thực hiện 3 đề án; kinh phí khuyến công quốc gia (KCQG) hỗ trợ 1,7 tỷ đồng thực hiện 3 đề án nhóm; phối hợp Trung tâm KC&TVPTCN 1 (Cục Công Thương địa phương) thực hiện 3 đề án KCQG trên địa bàn tỉnh, kinh phí hỗ trợ 2,1 tỷ đồng. Bên cạnh thực hiện các đề án khuyến công, để giúp các cơ sở CNNT nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường, hướng tới xuất khẩu, Trung tâm KC&TVPTCN tỉnh tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm của các cơ sở đến người tiêu dùng; tổ chức cho các cơ sở CNNT tham gia hội chợ công thương, hội chợ triển lãm các sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực, hội chợ OCOP, hội nghị giao thương, kết nối cung cầu hàng hóa năm 2023 tại các tỉnh, thành phố trên cả nước. Đặc biệt, năm 2023 tỉnh có sản phẩm đầu tiên đạt sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia, đó là bộ sản phẩm măng của Công ty CP Kim Bôi, hứa hẹn tạo hiệu ứng lớn, có tính lan tỏa để kích cầu, khuyến khích các cơ sở CNNT của tỉnh nỗ lực, đổi mới, tận dụng tối đa thế mạnh về nguyên liệu, lao động sẵn có, kết hợp với máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất tiên tiến để đầu tư sản xuất các sản phẩm có năng lực cạnh tranh, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ.
Giai đoạn 2022 - 2023, từ các nguồn kinh phí KCĐP, kinh phí KCQG, kinh phí KCQG phối hợp Trung tâm KC&TVPTCN 1 đã hỗ trợ các cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh thực hiện 18 đề án, tổng kinh phí trên 19,1 tỷ đồng (kinh phí khuyến công hỗ trợ trên 9,1 tỷ đồng; kinh phí đóng góp của đơn vị thụ hưởng trên 10 tỷ đồng), nội dung chủ yếu là hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến trong sản xuất, thông tin tuyên truyền hoạt động khuyến công. Trong đó, KCQG triển khai, thực hiện 6 đề án với nguồn kinh phí hỗ trợ trên 4 đồng; KCĐP thực hiện 7 đề án với nguồn kinh phí hỗ trợ 1,26 tỷ đồng; phối hợp Trung tâm KC&TVPTCN 1 thực hiện 5 đề án với nguồn kinh phí hỗ trợ 3,9 tỷ đồng.
Điểm nhấn trong 2 năm 2022 - 2023 phải kể đến là vai trò của công tác khuyến công đối với sự phát triển ngành dệt may, cơ khí, chế biến gỗ, tre nứa trên địa bàn tỉnh. Trung tâm KC&TVPTCN tỉnh đã báo cáo Sở Công Thương đề xuất phối hợp Trung tâm KC&TVPTCN 1 triển khai thực hiện đồng bộ các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ các DN, HTX đầu tư mới 100% máy móc, thiết bị, sử dụng công nghệ tiên tiến, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất. Các đề án đã được triển khai đều phát huy hiệu quả tích cực, giúp tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cho cơ sở, tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương, sản phẩm sản xuất ra đạt các yêu cầu kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu của thị trường…
Để có được kết quả trên, Trung tâm KC&TVPTCN tỉnh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện các đề án đúng mục đích, mục tiêu, đảm bảo hiệu quả, hoàn thành các đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đồng chí Dương Quốc Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Thời gian qua, Sở Công Thương đã chỉ đạo đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai các đề án KCĐP, KCQG, phối hợp Trung tâm KC&TVPTCN 1 đến các cơ sở CNNT nhằm đảm bảo nội dung, tiến độ thực hiện các đề án. Công tác khuyến công trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực. Cơ sở CNNT tiếp tục phát triển về số lượng, quy mô sản xuất, tạo thêm việc làm ổn định cho lao động nông thôn. Sau khi được hỗ trợ, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở CNNT có hiệu quả, đóng góp giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách địa phương.
Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024 và những năm tiếp theo tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, mang lại hiệu quả cao các chương trình, đề án khuyến công; hỗ trợ các DN đầu tư chiều sâu theo hướng hiện đại hóa, cơ khí hóa, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; góp phần đào tạo lao động có tay nghề, phân công lại lao động trong khu vực nông thôn, đẩy mạnh phát triển CN-TTCN, phát triển nghề và làng nghề trong nông thôn, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tỉnh nói chung và khu vực nông thôn nói riêng. Cùng với đó, việc thực hiện một số hoạt động tư vấn đã hỗ trợ DN, cơ sở CNNT triển khai thuận lợi các chương trình, dự án khuyến công, các hoạt động đầu tư, chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới…
Hồng Duyên
Mới đây, trên 16 tấn bưởi Diễn đầu tiên do 2 hợp tác xã (HTX) và 1 tổ hợp tác (THT) trên địa bàn huyện Lương Sơn sản xuất đã đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Đây là tín hiệu tích cực khẳng định thành công, hiệu quả của chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bưởi huyện Lương Sơn năm 2023.
Trang trại của ông Hà Văn Vững, xóm Tràm, xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc cách tỉnh lộ 433 chừng 3km là một khu đồi độc lập, độ dốc cao. Xung quanh trang trại là cây rừng tự nhiên. Tận dụng lợi thế xa khu dân cư, nhiều nguồn thức ăn tự nhiên, ít người đi lại, ông Vững đầu tư lợn bản địa với hình thức nuôi bán hoang dã. Đây là loài lợn phàm ăn, ăn tạp nên thức ăn cho chúng rất dễ kiếm, từ rau lang, rau muống trồng quanh vườn hay cây chuối.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 11 tháng năm 2023, Trung Quốc tiếp tục duy trì là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam; trong đó, giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 18%, còn Mỹ và Nhật Bản giảm lần lượt là 17,9% và 9,1%.
Nhiều giải pháp đang được các ngân hàng triển khai nhằm tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho người dân và doanh nghiệp.
Theo thông tin Bộ Tài chính ngày 11/12, thu ngân sách Nhà nước trong 11 tháng năm nay giảm 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm tới 22,4%.
Hiện nay, huyện Kim Bôi phối hợp triển khai 2 dự án trọng điểm của tỉnh là dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) và dự án quần thể khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ. Cả 2 dự án đang được huyện gấp rút triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Tuy nhiên, những khó khăn về thủ tục thu hồi đất cũng như công tác bồi thường, hỗ trợ khiến dự án còn nhiều vướng mắc.