Theo thông tin Bộ Tài chính ngày 11/12, thu ngân sách Nhà nước trong 11 tháng năm nay giảm 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm tới 22,4%.
Phương tiện chở hàng hóa thông quan qua cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam)- Đông Hưng (Trung Quốc) tại khu vực cầu Bắc Luân II. Ảnh: Văn Đức/TTXVN
Cụ thể: Lũy kế 11 tháng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) ước đạt 1.537,6 nghìn tỷ đồng, bằng 94,9% dự toán, giảm 7,1% so cùng kỳ năm ngoái (thu ngân sách Trung ương ước đạt khoảng 96,3% dự toán; thu ngân sách địa phương ước đạt khoảng 93,2% dự toán).
Trong đó: Thu nội địa ước đạt 1.272,7 nghìn tỷ đồng, bằng 95,4% dự toán, giảm 3% so cùng kỳ năm 2022.
Trong tổng thu NSNN, các khoản thu trực tiếp từ 3 khu vực sản xuất - kinh doanh (chiếm 53,3% dự toán tổng số thu nội địa) ước đạt 94,6% dự toán, tăng 1,3% so cùng kỳ, trong đó riêng thuế thu nhập doanh nghiệp (chiếm khoảng 44,2% tổng số thu từ khu vực sản xuất - kinh doanh) đã tạm nộp 5/5 kỳ theo quy định. Về số thu trên địa bàn, ước tính có 27 địa phương thực hiện thu nội địa 11 tháng đạt trên 95% dự toán; 13 địa phương có tăng trưởng thu so cùng kỳ, trong khi có tới 50 địa phương thu thấp hơn so cùng kỳ.
Nguồn thu từ dầu thô ước đạt khoảng 57,1 nghìn tỷ đồng, bằng 135,9% dự toán, giảm 19,3% so cùng kỳ năm ngoái. "Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 205,6 nghìn tỷ đồng, bằng 86,5% dự toán, giảm 22,4% so cùng kỳ năm ngoái, trên cơ sở tổng số thu thuế ước đạt 332,4 nghìn tỷ đồng, bằng 78,2% dự toán, giảm 17,4% so cùng kỳ; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ khoảng 125,6 nghìn tỷ đồng, bằng 67,5% dự toán. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tính đến ngày 15/11 đạt 587,7 tỷ USD, giảm 9% so cùng kỳ; riêng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá có thuế giảm 15,5%”, đại diện Bộ Tài chính cho biết.
Theo Bộ Tài chính, tổng chi cân đối NSNN trong tháng 11 ước đạt 158,2 nghìn tỷ đồng. Luỹ kế chi NSNN 11 tháng năm 2023 đạt khoảng 1.502,9 nghìn tỷ đồng, bằng 72,4% dự toán, tăng 10,9% so cùng kỳ năm 2022.
Trong đó: Chi đầu tư phát triển ước đạt khoảng 461 nghìn tỷ đồng, bằng 63,4% dự toán Quốc hội quyết định, bằng 65,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tăng 36,3% (khoảng 122,7 nghìn tỷ đồng) so cùng kỳ; chi trả nợ lãi ước đạt khoảng 86,4 nghìn tỷ đồng, bằng 84% dự toán, tăng 3,4% so cùng kỳ; Chi thường xuyên ước đạt 953 nghìn tỷ đồng, bằng 81,3% dự toán, tăng 2,5% so cùng kỳ.
Theo Bộ Tài chính, các nhiệm vụ chi ngân sách được thực hiện theo dự toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo kinh phí phòng, chống dịch, các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng hưởng lương, lương hưu và trợ cấp xã hội từ NSNN.
Cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Tính đến ngày 27/11, đã thực hiện phát hành 278,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, kỳ hạn bình quân 12,43 năm, lãi suất bình quân 3,26%/năm.
Theo Báo Tin tức
Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến ngày 30/11, tín dụng đối với nền kinh tế đạt khoảng 13 triệu tỷ đồng, tăng 9,15% so với cuối năm 2022, thấp hơn so cùng kỳ các năm và cách khá xa so với mục tiêu tăng 14-15% của cả năm. Dù toàn ngành đã nỗ lực tìm mọi giải pháp khơi thông, song bài toán tăng trưởng tín dụng vẫn còn khá gian nan khi ngân hàng thì "thừa” tiền, nhưng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp, nền kinh tế yếu.
Việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu sẽ tác động đến sự cạnh tranh môi trường đầu tư kinh doanh và Việt Nam cần có giải pháp kịp thời để giữ chân doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Hoài Dương cho biết, ngành hàng sầu riêng của tỉnh có nhiều cơ hội, tiềm năng để tạo giá trị gia tăng cao với diện tích đứng đầu cả nước, chất lượng sầu riêng Đắk Lắk thơm ngon, có tiếng trên thị trường trong và ngoài nước.
Với mục tiêu tăng 10% giá trị xuất khẩu nông sản so với năm 2022, ngành NN&PTNT tỉnh Hòa Bình đang nỗ lực cùng các ngành, đơn vị, các doanh nghiệp, HTX và hộ sản xuất nông sản trên địa bàn đẩy mạnh sản xuất, đa dạng hóa thị trường, tạo sức bật đối với những mặt hàng thế mạnh để bứt phá ở những tháng cuối năm.
Kết quả của tăng trưởng kinh tế được đánh giá phụ thuộc rất nhiều vào việc giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC). Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, đầu tư công sẽ tạo đà vững chắc cho phục hồi và phát triển KT-XH sau ảnh hưởng nặng nề, chưa có trong tiền lệ của đại dịch Covid-19. Do đó, đẩy mạnh giải ngân VĐTC, nhất là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước có ý nghĩa quan trọng đối với tăng tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung và tỉnh Hoà Bình nói riêng.
Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 đang mở ra cơ hội nâng cao đời sống vùng ĐBDTTS&MN trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Mai Châu nói riêng. Từ khi Nghị định số 28/2022/NĐ-CP được ban hành, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mai Châu đã phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền để chỉ đạo quyết liệt việc rà soát, phê duyệt danh sách các đối tượng và giải ngân nguồn vốn vay.