Với nhiều tấm gương tập thể, cá nhân điển hình đã tạo nên phong trào thi đua (PTTĐ) phát triển kinh tế sôi nổi, rộng khắp trên địa bàn huyện Lạc Sơn. PTTĐ lan tỏa ở tất cả các lĩnh vực: nông, lâm nghiệp; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; xây dựng nông thôn mới...




Công ty TNHH Thiên Diệu, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) đi vào hoạt động, thu hút hơn 500 lao động vào làm việc, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp của huyện.

Năm qua, bên cạnh những mô hình kinh tế tiêu biểu, như: ông Trần Quang Hải, xã Vũ Bình với mô hình sản xuất và kinh doanh cá giống; ông Bùi Văn Huế, xã Quyết Thắng với mô hình ấp trứng gà và chăn nuôi gà thương phẩm; ông Tạ Minh Tám, xã Xuất Hóa với mô hình kinh doanh tổng hợp các mặt hàng thiết yếu; ông Bùi Hồng Tú, xã Xuất Hóa với mô hình sơ chế gỗ... trên địa bàn xuất hiện các điển hình, mô hình mới, như: kinh doanh vận tải kết hợp buôn bán vật liệu xây dựng của hộ ông Nguyễn Văn Du, sản xuất nông nghiệp kết hợp kinh doanh xưởng nhôm kính của hộ ông Quách Đức Bồng, kinh doanh Studio ảnh viện áo cưới của hộ ông Vũ Ngọc Hảo - xã Xuất Hóa; kinh doanh vật liệu xây dựng của ông Bùi Văn Duyên - xã Văn Nghĩa; cung ứng dịch vụ lắp đặt cửa nhôm kính của ông Bùi Xuân Cường - xã Tân Lập; sản xuất đồ gỗ nội thất và cung ứng dịch vụ taxi của ông Bùi Văn Cường - xã Tân Mỹ; mô hình sản xuất thịt chua Lâm Tin - xã Vũ Bình...

Toàn huyện hiện có khoảng 180 doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), trên 5.000 hộ kinh doanh cá thể. Các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh đã đẩy mạnh hoạt động, tập trung về lĩnh vực cơ khí, điện tử. Đáng kể trong năm 2023, Công ty TNHH Thiên Diệu, xã Ân Nghĩa đi vào hoạt động sản xuất giày da, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp, đồng thời giải quyết việc làm cho hơn 500 lao động địa phương. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2023 của huyện đạt 1.204 tỷ đồng, bằng 101,18% kế hoạch năm, tăng 19,68% so với năm trước.

Trong xây dựng nông thôn mới, đến nay, huyện Lạc Sơn có 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Nhân Nghĩa, Xuất Hóa, Tân Mỹ, Ân Nghĩa, Hương Nhượng, Yên Nghiệp, Thượng Cốc, Yên Phú, Tân Lập, Vũ Bình và Văn Nghĩa. Năm 2023, huyện đăng ký 7 sản phẩm OCOP, gồm: gạo nếp Trứng Khe, chủ thể HTX nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Miền Đồi, xóm Tre Báng, xã Miền Đồi; bưởi da xanh, chủ thể ông Bùi Văn Tú, xóm Vành, xã Yên Phú; tiên tửu nếp xứ Mường, chủ thể hộ kinh doanh Nguyễn Anh Tuấn, thị trấn Vụ Bản; sim rừng lên men, chủ thể hộ kinh doanh Bùi Văn Chuẩn, xã Tân Lập; tinh bột nghệ Nhưng Vần, chủ thể, Công ty TNHH tinh bột nghệ Nhưng Vần Hòa Bình, xã Nhân Nghĩa; rượu cần Quyết Mùi, chủ thể hộ kinh doanh Bùi Văn Quyết, thị trấn Vụ Bản; mật ong, chủ thể hộ kinh doanh Bùi Thị Yến, xã Văn Nghĩa.

Đồng chí Bùi Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Thời gian qua, huyện Lạc Sơn chú trọng công tác tuyên truyền nhằm thúc đẩy các PTTĐ gắn với việc phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến, nhân tố mới trên các lĩnh vực phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo. Từ việc phát hiện gương người tốt - việc tốt, mô hình, điển hình tiên tiến, nhân tố mới trên các lĩnh vực để xây dựng, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng đã tạo được sự lan tỏa thành PTTĐ, phong trào hành động thiết thực, có hiệu quả. Năm 2023, huyện có 16/17 chỉ tiêu đạt và vượt chỉ tiêu nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 12,05%;thu nhập bình quân đầu người đạt 60,3 triệu đồng. Công tác dồn điền, đổi thửa, phát triển sản phẩm OCOP thực hiện bước đầu có hiệu quả, có 15 sản phẩm OCOP được chứng nhận. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14,98%, hộ cận nghèo còn 14,79%. PTTĐ trong các lĩnh vực phát triển kinh tế tiếp tục được thúc đẩy, thu hút nhiều người tham gia, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024 của địa phương.


Bùi Minh


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình: Năm 2023 giải quyết việc làm cho gần 4.400 lao động

Năm 2023, các chính sách giảm nghèo được Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt trên cơ sở lồng ghép các chương trình, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới… Nhờ đó góp phần giảm số hộ nghèo của thành phố còn 375 hộ, chiếm tỷ lệ 1,06%, hộ cận nghèo còn 477 hộ, chiếm tỷ lệ 1,35%.

Các tổ chức tín dụng trợ lực nền kinh tế, trách nhiệm với cộng đồng

Năm 2023, các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh đã làm tốt sứ mệnh đồng hành, gỡ khó cho nền kinh tế và sẻ chia cùng doanh nghiệp phát triển. Các ngân hàng cũng thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, luôn quan tâm công tác an sinh xã hội.

Giá thấp, người dân không còn mặn mà với nghề nuôi trâu

Giá bán ở mức thấp trong thời gian dài và chưa có dấu hiệu tăng trở lại khiến người chăn nuôi trâu trên địa bàn tỉnh điêu đứng. Đến nay, nhiều người chăn nuôi không còn mặn mà với vật nuôi vốn được coi là đầu cơ nghiệp này.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng từ chiều nay 18/1

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 18/1.

Triển khai nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2024

Ngày 18/1, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban an toàn giao thông (ATGT) tỉnh chủ trì hội nghị trực tuyến toàn tỉnh tổng kết công tác đảm bảo trật tự ATGT năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục