Tại hội nghị đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hòa Bình năm 2023, bộ đôi sản phẩm rượu mía và rượu nếp râu của HTX Yên Thượng (xã Thạch Yên, huyện Cao Phong) đã đạt tiêu chí sản phẩm OCOP 4 sao. Hai sản phẩm được làm từ công thức men lá của người Mường Hòa Bình.


Các sản phẩm rượu nếp men lá của HTX Yên Thượng tham gia trưng bày tại hội nghị đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2023.

Anh Đỗ Hùng, Giám đốc HTX Yên Thượng cho biết: Men là linh hồn của rượu. Sau một thời gian dài nghiên cứu, thu thập, khôi phục, thử nghiệm, hiệu chỉnh thành công cách làm men lá cổ truyền từ thảo dược, HTX Thạch Yên đã quyết định khôi phục, bảo tồn và đưa nét truyền thống văn hóa ẩm thực của dân tộc Mường và những sản phẩm đặc sản địa phương chất lượng cao tạo thành sản phẩm rượu nếp râu xứ Mường.

Rượu nếp râu xứ Mường là đặc sản được làm hoàn thành từ công thức men lá của dân tộc Mường và cách thức nấu rượu cổ truyền. Xã Yên Thượng cũ (nay sáp nhập đổi tên là xã Thạch Yên) với độ cao hơn 500 m so với mặt nước biển, không khí mát lành, rừng núi hùng vĩ, hoang sơ đã tạo nên những chân ruộng bậc thang có mạch nước ven sườn núi, cả năm mới có một vụ. Nhờ chất đất và mạch ngầm đã tạo ra loại gạo nếp râu dẻo, thơm ngon. Theo anh Hùng, để nấu thành rượu nếp râu, anh dùng gạo nếp râu đặc sản vùng Yên Thượng đồ chín, rắc men lá 14 vị thảo dược dân tộc Mường, ủ 30 ngày đem cất rượu. Rượu được đồ hoàn toàn bằng công cụ xưa là cuôps đồ bằng gỗ, ngưng tụ bằng chảo nước mát trên cao theo phương pháp chưng cất thủy thượng.

Sự ưu việt của phương pháp chưng cất thủy thượng là khi dịch rượu lên men được đun nóng trong nồi đồng, rượu hóa hơi bay lên cuôps gặp đáy chảo lạnh sẽ ngưng tụ rơi xuống miếng gỗ hình mai rùa hứng dưới gọi là ba ba. Cuôps càng cao thì cho rượu càng tinh ngon, những giọt rượu từ ba ba theo ống tre chảy ra ngoài. Rượu chảy ra tí tách mang hơi nóng của hoang cuôps, ra đến ngoài ở nhiệt độ khá cao, khoảng 70 độ C. Với nhiệt độ này các độc tố trong dung dịch rượu như aldehyde (bay hơi ở 21 độ C), methanol (bay hơi ở 64,7 độ C) sẽ tự động triệt tiêu, phân giải hết.

Cũng bằng cách sử dụng phương pháp chưng cất thủy thượng và dựa vào đặc sản mía trắng của vùng Thạch Yên, HTX Yên Thượng đã cho ra dòng sản phẩm rượu mía. Được biết, quy trình sản xuất rượu mía tại HTX khá cầu kỳ. Trong đó, nguyên liệu chính là từ loại nếp râu, sau khi được đồ chín, để nguội tự nhiên sẽ được lên men bằng loại men lá gồm 14 vị thảo dược cổ truyền. Mía trắng 30 cây cạo sạch vỏ, ép lấy nước sánh vàng, đun sôi khử khuẩn và để nguội tự nhiên. Sau đó đem cơm rượu đã được lên men ủ với nước mía theo tỷ lệ nhất định. Trong quá trình ủ, thường xuyên được khuấy đều để giải phóng khí CO2. Sau ủ 5 tuần, khi không còn vị ngọt nữa đem chưng cất thành rượu.

Sau khi chiết xuất thành công hai loại rượu từ những đặc sản của địa phương, HTX Yên Thượng đã xây dựng thương hiệu rượu nếp xứ Mường được làm hoàn toàn bằng men lá. Quy trình sản xuất của HTX đã được các ngành chức năng thẩm định và đánh giá cao. Chính vì vậy, nhiều sản phẩm của HTX Yên Thượng đã được giới thiệu, bày bán tại các thị trường lớn như thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Ngoài chất lượng đảm bảo, HTX sử dụng mẫu mã bao bì đóng gói đẹp mắt, mang tính thẩm mỹ và đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì vậy, đây còn là dòng sản phẩm phù hợp làm quà tặng trong các ngày lễ, Tết.

Đinh Hòa

Các tin khác


Ngăn chặn hàng giả, hàng cấm xâm nhập thị trường

Thời gian qua, các lực lượng chức năng thành viên của Ban chỉ đạo (BCĐ) 389 tỉnh đã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết, góp phần ngăn hàng giả, hàng cấm xâm nhập thị trường.

Quy hoạch bám sát tiềm năng để phát triển nông nghiệp bền vững

Sản xuất theo định hướng quy hoạch (QH) vùng là tiền đề cho phát triển nông nghiệp bền vững. Tận dụng lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, kinh nghiệm sản xuất, những năm qua, tỉnh đã chủ động trong công tác QH sản xuất nông nghiệp, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo vùng tập trung. Từ đó hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, nâng cao hiệu quả kinh tế, từng bước thay đổi tư duy tiểu nông sang phương thức sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Khai thông “điểm nghẽn” cùng doanh nghiệp vượt khó

Mặc dù đã thoát khỏi đại dịch Covid-19, nền kinh tế dần phục hồi trở lại nhưng nhìn tổng thể năm 2023 vẫn là một năm đầy khó khăn, thử thách. Trong bối cảnh ấy, với sự đồng hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh đã "vượt sóng cả, vững tay chèo", đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh.

Giữ nghề đan lát thủ công của người Mường vùng cao Tân Lạc

Trong tiết trời se lạnh, khi những cành hoa mận, hoa đào trên khắp các triền đồi đua nhau khoe sắc vẫy chào mùa Xuân, chúng tôi có dịp đến thăm xã vùng cao Vân Sơn, huyện Tân Lạc. Nơi đây còn lưu giữ được nghề đan lát thủ công truyền thống. Đối với người dân tộc Mường ở Tân Lạc, những sản phẩm đan lát thủ công không chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày mà còn chứa đựng nét văn hóa độc đáo của dân tộc cần được quan tâm giữ gìn.

Kiểm tra tình hình sản xuất tại huyện Lạc Sơn

Ngày 16/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã kiểm tra tình hình sản xuất vụ đông xuân tại huyện Lạc Sơn. 

Kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp đầu năm tại huyện Đà Bắc

Chiều 16/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã kiểm tra tình hình sản xuất vụ đông xuân trên địa bàn huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục