Thương mại điện tử phát triển giúp người tiêu dùng mua bán nhanh chóng, thuận lợi hơn. Tuy nhiên, không ít khách hàng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã gặp những tình huống "dở khóc, dở cười” khi mua hàng online.



Cục Quản lý thị trường, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức về lựa chọn, sử dụng hàng hóa trong hoạt động buôn bán truyền thống và thương mại điện tử cho người dân xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc.

Trung tuần tháng 3 vừa qua, chị Nguyễn Hải Thanh (tổ 12, phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình) đặt mua 1 sản phẩm qua sàn thương mại điện tử shopee. Chị Thanh cho biết: "Vì sợ mua hàng online không như ý nên tôi đã cẩn thận hỏi lại người bán. Khi trao đổi, người bán cam kết sản phẩm giống hệt như hình ảnh. Tuy nhiên, lúc nhận hàng, tôi ngán ngẩm vì từ chất liệu, màu sắc và kiểu dáng áo không như quảng cáo. Tôi đã phản hồi lại với shop nhưng không nhận được câu trả lời, đành xem như là bài học cho bản thân”.

Là người có công việc bận rộn, chị Phương Thảo (chủ một spa trên địa bàn TP Hòa Bình) cũng lựa chọn phương thức mua hàng trực tuyến với hầu hết các đồ dùng. Đã có kinh nghiệm trong việc mua online, nhưng cũng không ít lần chị phải thất vọng khi nhận hàng. "Đa số tôi chọn mua ở những địa chỉ đã mua nhiều lần vì có sự tin tưởng. Tuy nhiên, có vài lần tôi đặt hàng ở shop mới, dù đã vào đọc phản hồi của những khách hàng từng mua nhưng khi nhận hàng thì chất lượng quá tệ, không đúng quảng cáo, chẳng hạn như đầu đọc thẻ nhớ không sử dụng được, sản phẩm chứa thực phẩm bằng nhựa trong khi quảng cáo là thủy tinh…” - chị Phương Thảo chia sẻ.

Sự phát triển của các sàn thương mại điện tử, dịch vụ kinh doanh trực tuyến trên các nền tảng số như facebook, zalo, tiktok… là xu hướng tất yếu hiện nay. Điều này giúp người dân thuận lợi, dễ dàng hơn khi mua sắm. Thế nhưng, bên cạnh đó cũng không ít khách hàng phải nhận về sự bực bội, thất vọng vì bị vi phạm quyền lợi người tiêu dùng như câu chuyện của chị Thanh, chị Thảo.

Theo nhận định của các cơ quan chức năng, với tính chất đặc thù của thương mại điện tử là người mua và người bán không gặp mặt mà chỉ liên lạc trên môi trường mạng, do đó, nhiều đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nhằm trục lợi bất chính.

Theo đồng chí Đỗ Mạnh Dũng, Trưởng phòng Nghiệp vụ, Cục Quản lý thị trường tỉnh, bên cạnh những lợi ích mà thương mại điện tử đem lại thì sự phát triển nhanh chóng của loại hình này đã và đang tạo ra những thách thức không nhỏ cho các cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng Quản lý thị trường trong việc kiểm soát hoạt động kinh doanh trên không gian mạng. Nhiều tổ chức, cá nhân đã tận dụng triệt để lợi thế trong việc sử dụng các thiết bị công nghệ di động để kinh doanh online, đồng thời lợi dụng thực hiện các hành vi buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc các hành vi gian lận thương mại khác.

Trên cơ sở dữ liệu được thu thập từ công tác quản lý địa bàn, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình đã xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng công nghệ số để kinh doanh trên địa bàn với sự phối hợp chặt chẽ của lực lượng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh và Cục Thuế tỉnh. Năm 2023, qua kiểm tra 8 cơ sở, đoàn kiểm tra đã phát hiện và trình cấp có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt với tổng số tiền phạt vi phạm hành chính và hàng hóa tịch thu gần 500 triệu đồng, trong đó, tiền phạt trên 156 triệu đồng; trị giá hàng hóa tịch thu trên 300 triệu đồng với gần 5 nghìn đơn vị hàng hóa. Đáng chú ý là có tới 72 đơn vị hàng hóa là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, giày dép các loại, quần áo, chăn lông, khăn bông, quạt đeo cổ, tai nghe không dây, sạc dự phòng, dép, ô, cắt móng tay, lưỡi dao cạo râu, tất da chân, áo chống nắng, giày sục nữ, đồ chơi trẻ em các loại… Hàng hóa vi phạm chủ yếu là không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Song song với công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và đoàn kiểm tra kết hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử, qua đó góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử.

Tuy nhiên cũng theo đồng chí Trưởng phòng Nghiệp vụ, Cục Quản lý thị trường tỉnh, hiện nay còn có nhiều vấn đề gây khó khăn cho công tác xử lý như: các địa chỉ bán hàng mà người tiêu dùng mua trực tuyến không có kho hàng trên địa bàn tỉnh; mua bán trung gian nên người mua không biết kho hàng ở đâu; mặt hàng thực phẩm sản xuất, bán trong ngày nên khó kiểm tra, quản lý chất lượng đầu vào... Khi mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, không đúng với quảng cáo, người tiêu dùng thường chọn cách bỏ qua, không tiếp tục mua hàng chứ không phản ánh, khởi kiện đơn vị bán hàng. Điều này cũng góp phần tiếp tay cho các đối tượng tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm trong kinh doanh.


Minh Vũ

Các tin khác


Tạo cầu nối giữa doanh nghiệp Việt với nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước đang gia tăng kết nối hợp tác. Đáng chú ý, các doanh nghiệp trong nước từng bước xâm nhập chuỗi cung ứng để đáp ứng kịp với xu thế của các nhà đầu tư quốc tế.

Việt Nam lọt Top 6 nước ASEAN có GDP tăng trưởng tốt

Ngày 10/6, Maybank Research Pte Ltd dự báo rằng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của sáu quốc gia thành viên ASEAN - bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam - ước đạt 4,5%- 4,7% vào năm 2024 và 2025, từ mức 4,0% của năm 2023.

Tỉnh Hoà Bình thu hoạch trên 47% diện tích lúa chiêm xuân

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hoà Bình, tính đến ngày 10/6, toàn tỉnh đã thu hoạch khoảng 7.677/16.204 ha lúa vụ xuân, đạt khoảng 47,4% diện tích. Trong đó, diện tích thu hoạch tập trung chủ yếu ở các huyện: Lạc Sơn trên 2.453 ha, Lạc Thủy 1.465 ha, Lương Sơn trên 952 ha... Các địa phương khác tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thu hoạch vụ chiêm để đảm bảo kế hoạch gieo cấy vụ mùa theo các khung thời vụ.

Phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 117/KH-UBND, ngày 3/6/2024 về thực hiện công tác thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024.

Thiết thực hưởng ứng phong trào gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội

Để tạo nguồn lực thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi, cùng chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau, năm 2024, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phối hợp với UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác triển khai thực hiện chương trình Tuần lễ "Gửi tiền tiết kiệm, chung tay vì người nghèo”.

Huyện Tân Lạc: Tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt gần 575 tỷ đồng

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Lạc, đến hết tháng 5/2024, đơn vị quản lý 16 chương trình tín dụng chính sách, tổng dư nợ 574,96 tỷ đồng/15.604 khách hàng còn dư nợ. Trong 5 tháng đầu năm, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã giải ngân vốn vay đối với 10 chương trình tín dụng, doanh số cho vay hơn 97 tỷ đồng, cho 2.382 lượt khách hàng được vay vốn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục