Theo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt trên 690 tỷ đồng.
Hộ dân xã Chí Đạo (Lạc Sơn) vay vốn chính sách để chăn nuôi bò vỗ béo, nâng cao thu nhập.
Trong đó, vốn cân đối từ NHCSXH Trung ương trên 622 tỷ đồng, chiếm hơn 90% tổng nguồn vốn; vốn huy động tại địa phương trên 50 tỷ đồng, chiếm hơn 7% tổng nguồn vốn; vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương 16,68 tỷ đồng, chiếm 2,41% tổng nguồn vốn. Đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt trên 640 tỷ đồng, với hơn 17 nghìn khách hàng còn dư nợ, bình quân tăng trưởng hằng năm đạt 12%.
Thông qua vốn chính sách, trong 10 năm qua, huyện Lạc Sơn đã có trên 4.500 hộ đã thoát nghèo, tạo điều kiện cho hơn 96 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có vốn đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống; tạo việc làm mới cho hơn 20 nghìn lượt lao động tại chỗ và 495 lượt lao động làm việc tại nước ngoài; hỗ trợ 4.090 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để chi phí học tập.
Ngoài ra, vốn chính sách giúp xây dựng và sửa chữa 11.179 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường; tạo điều kiện cho 4.660 hộ nghèo được vay vốn để xây nhà mới.
V.Đ
Những năm trở lại đây, cùng với các cấp, các ngành trong tỉnh, ngành Nông nghiệp và lực lượng nông dân tỉnh Hòa Bình đã tích cực thực hiện chuyển đổi số (CĐS) trong sản xuất nông nghiệp bằng những giải pháp thiết thực, hiệu quả. Từ đó từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế số trong nông nghiệp; giúp nông dân sản xuất ra những mặt hàng nông sản chất lượng, tiết kiệm được chi phí đầu tư và công lao động, nhưng được bán với giá thành cao, góp phần nâng cao thu nhập.
Với sự phục hồi của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng nên hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong 6 tháng đầu năm đã có những khởi sắc và đạt kết quả tích cực.
Những năm qua, cùng với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Đà Bắc đã huy động tối đa các nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo.
Tại ĐBSCL, hiện có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đang "đứng ngồi không yên” vì thiếu hụt nguồn lao động.
Lĩnh vực lâm nghiệp đang ngày càng thu hút nhiều dự án đầu tư của các doanh nghiệp, các thỏa thuận hợp tác quốc tế và cộng đồng xã hội, góp phần nâng cao năng lực quản lý, thúc đẩy giá trị kinh tế rừng bảo đảm quản trị lâm nghiệp bền vững…
Chiều 10/7, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Cao Phong tổ chức phiên họp lần thứ 3, năm 2024.