Với lợi thế về điều kiện khí hậu, đất đai và truyền thống từ nông trường Cao Phong; xác định cây ăn quả có múi là cây trồng chủ lực, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân trên địa bàn, những năm qua, huyện Cao Phong đã đẩy mạnh phát triển vùng cây ăn quả có múi thành vùng sản xuất tập trung, giúp gia tăng giá trị sản xuất, mang lại nguồn thu nhập ổn định và làm giàu cho nhiều hộ dân trên địa bàn.
Hiện nay, toàn huyện Cao Phong có 179 ha cam sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP còn hiệu lực, sản lượng niên vụ 2023 - 2024 đạt trên 20.000 tấn.
Theo thống kê, diện tích cây ăn quả có múi toàn huyện hiện có trên 1.740 ha. Trong đó, diện tích cây cam 1.357 ha (thời kỳ kinh doanh trên 1.328ha; thời kỳ kiến thiết cơ bản 28,9ha); quýt 73 ha; chanh 56,6 ha; bưởi trên 257 ha. Toàn huyện có 179 ha cam sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP còn hiệu lực, sản lượng niên vụ 2023 - 2024 đạt trên 20.000 tấn. 100% xã, thị trấn đều có diện tích trồng cây có múi, song tập trung chủ yếu ở các xã: Hợp Phong, Tây Phong, Bắc Phong, Thu Phong, thị trấn Cao Phong.
Đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cao Phong cho biết: Để nâng cao giá trị, sản lượng, chất lượng cây ăn quả có múi, người dân chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đẩy mạnh đầu tư chiều sâu để củng cố, đưa cây ăn quả trở thành một ngành hàng quan trọng trong cơ cấu hàng hóa nông nghiệp của địa phương. Cùng với tiếp tục giữ ổn định diện tích trồng, Phòng NN&PTNT đã tham mưu UBND huyện chỉ đạo các địa phương tập trung thâm canh, nâng cao chất lượng vùng trồng. Đặc biệt, các địa phương đẩy mạnh sản xuất cây có múi theo hướng VietGAP, hữu cơ... nhằm tạo ra sản phẩm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hiện nay, trên địa bàn huyện có khoảng 500 ha cam VietGAP (trong đó 314ha do Phòng NN& PTNT quản lý, 183 ha của Công ty TNHH MTV Cao Phong).
Đối với tiêu thụ sản phẩm, nhất là sản phẩm cam Cao Phong, chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường trong nước thông qua các kênh: Chi nhánh Bưu chính Viettel Hòa Bình, qua sàn thương mại điện tử Voso.vn; Bưu điện tỉnh trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn, các đơn vị này chủ yếu hỗ trợ kết nối tiêu thụ về cam, quýt. Ngoài ra, tiêu thụ thông qua các cửa hàng, đại lý, sạp bán cam của các hộ gia đình gây dựng. Tiểu thương thu mua đến từ các địa phương trong và ngoài huyện. Đầu năm 2023, cam Cao Phong có đối tác thu mua và xuất khẩu sang thị trường Anh quốc gần 7 tấn quả.
Cũng theo đồng chí Trưởng phòng NN&PTNT, để phát triển bền vững cây ăn quả có múi trên địa bàn, tỉnh Hòa Bình đã phê duyệt Đề án tái canh cây ăn quả có múi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó đến năm 2025 tập trung tái canh cây cam trên địa bàn huyện Cao Phong; tổ chức lại sản xuất với quy mô 1.500 ha, đưa toàn bộ vùng sản xuất cây có múi của huyện đạt các chỉ tiêu như: Ít nhất 75% hộ sản xuất cây ăn quả có múi là thành viên của doanh nghiệp, hợp tác xã và được giám sát chặt chẽ về quy trình canh tác; 100% diện tích cam, quýt giai đoạn kinh doanh bảo đảm đủ điều kiện về an toàn thực phẩm trong sản xuất, trong đó có hơn 85% diện tích được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm…
Để phát triển sản xuất cây ăn quả có múi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu, về lâu dài địa phương chú trọng đưa vào sản xuất các giống đặc sản, có lợi thế cạnh tranh cao ở từng địa phương; tập trung thâm canh, tăng năng suất, chất lượng, mở rộng áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; phấn đấu đạt tỷ lệ 100% sản phẩm vùng tập trung bảo đảm an toàn thực phẩm, có mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc; đẩy mạnh phát triển sản xuất cây ăn quả có múi gắn với công nghiệp chế biến…
Cùng với đó, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, chọn tạo, phát triển các giống cây có múi mới, có năng suất, chất lượng, không hạt hoặc có ít hạt, rải vụ thu hoạch, thích ứng biến đổi khí hậu, chống chịu sâu bệnh... để kịp thời bổ sung cho sản xuất; khắc phục, giảm thiểu tình trạng canh tác thiếu bền vững, lạm dụng sử dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, làm ảnh hưởng chất lượng quả cũng như môi trường, sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng. Khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lớn đầu tư, liên kết với nông dân trong chuỗi giá trị cây ăn quả có múi; đẩy mạnh hình thành các liên kết vùng trong sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm cây ăn quả có múi…
Hồng Duyên
Từ đầu năm đến nay, công tác đối ngoại của tỉnh tiếp tục được triển khai với các hoạt động đa dạng, thiết thực và đạt hiệu quả cao. Tỉnh Hòa Bình đã đón nhiều đoàn khách quốc tế, tham gia nhiều chương trình quảng bá địa phương tại các quốc gia, vùng lãnh thổ. Qua đó góp phần quảng bá hình ảnh, vị thế của Hòa Bình trên trường quốc tế và mở rộng cơ hội xúc tiến đầu tư.
Huyện Yên Thủy đề ra mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 phấn đấu 10/10 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); 3 xã NTM nâng cao; 2 xã NTM kiểu mẫu; xây dựng 30 khu dân cư NTM kiểu mẫu và 400 vườn mẫu; thị trấn Hàng Trạm đạt chuẩn đô thị văn minh; đến năm 2025 đạt huyện NTM. Tính đến thời điểm này, Yên Thủy đã đạt 5/9 tiêu chí huyện NTM, kết quả này có sự đóng góp, ủng hộ tích cực của nhân dân, đặc biệt là phong trào hiến đất xây dựng NTM.
Ô tô lắp ráp sản xuất trong nước và rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được giảm 50% lệ phí trước bạ trong 3 tháng, từ ngày 1/9. Theo tính toán của Bộ Tài chính, chính sách có thể làm giảm thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) về lệ phí trước bạ bình quân khoảng 867 tỷ đồng/tháng
Thời gian qua, Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) đã xây dựng phương án và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, khắc phục tồn tại, bảo dưỡng thiết bị nhằm đảm bảo vận hành an toàn lưới điện, cấp điện ổn định trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
Ngày 29/8, Liên đoàn Lao động huyện Lạc Thuỷ đã công bố quyết định thành lập Nghiệp đoàn cơ sở chế tác đá cảnh Lạc Thủy. Đây là nghiệp đoàn cơ sở đầu tiên trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Hòa Bình.
Mùa mưa bão là thời điểm dễ bùng phát các loại dịch bệnh nguy hiểm có thể gây thiệt hại cho đàn vật nuôi. Bên cạnh đó, các hình thái thời tiết cực đoan như dông lốc, sấm sét, sạt lở đất, lũ quét cũng đe dọa thiệt hại nếu người chăn nuôi không chủ động các biện pháp phòng tránh cho đàn vật nuôi.