Trước thềm Hội nghị "UOB Gateway to ASEAN” sẽ diễn ra tại TP Hồ Chí Minh ngày 6/9, ông Suan Teck Kin, Giám đốc Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Tập đoàn UOB (Singapore) dự báo: Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024 vẫn tích cực, với tốc độ tăng trưởng GDP dự báo 6% hoặc cao hơn.


Ông Suan Teck Kin, Giám đốc Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu của UOB.

Nhờ phục hồi tích cực trong hoạt động xuất khẩu, kinh tế Việt Nam cũng được Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo sẽ tăng trưởng 6,1% trong năm nay.

Ông Suan Teck Kin cũng nhấn mạnh đến sự gia tăng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử và điện thoại di động. Chu kỳ bán dẫn đang phục hồi nhờ những tiến bộ của trí tuệ nhân tạo (AI) và nhu cầu về thiết bị điện tử tăng; công nghiệp và dịch vụ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của đất nước. Tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam hứa hẹn cho cả năm 2024 và 2025, đặc biệt khi so sánh với mức tăng trưởng chậm hơn là 5% vào năm 2023.

 
Xưởng gia công hàng dệt may xuất khẩu Công ty TNHH May mặc Dony. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN

Bên cạnh đó, hoạt động thương mại Việt Nam năm 2024 đã có sự phục hồi đáng kể, đặc biệt là xuất nhập khẩu, vượt qua mức giảm trong năm 2023. Thặng dư thương mại của Việt Nam chủ yếu được thúc đẩy bởi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, góp phần hỗ trợ đồng nội tệ và năng lực nhập khẩu của nước này. 

Ngoài ra,  đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn mạnh mẽ, với 2 năm liên tiếp đạt mức cao kỷ lục. Đơn cử 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã thu hút 13 tỷ USD vốn FDI, với nguồn đầu tư mạnh mẽ từ: Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông và Nhật Bản... Xu hướng tích cực này cho thấy sự tin tưởng liên tục của nhà đầu tư và doanh nghiệp vào khả năng cạnh tranh và tiềm năng của Việt Nam.

Ngành bán lẻ, sau khi chịu ảnh hưởng trong COVID-19 cũng đã phục hồi tốt trên nhiều phân khúc khác nhau, cho thấy sự phục hồi kinh tế rộng hơn.


Đánh giá về tình hình kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới, bà Dorstai Madani, chuyên gia Kinh tế cấp cao của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết: Việt Nam có triển vọng tăng trưởng kinh tế tích cực với cơ hội và rủi ro nhìn chung ở thế cân bằng.

WB dự báo: Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,1% năm 2024, sau đó lên đến 6,5% trong các năm 2025 - 2026. Trước đó vào tháng 4/2024, WB đã đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ đạt 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào năm 2025.

WB khuyến cáo: Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư công để vừa kích cầu ngắn hạn, vừa góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt hạ tầng, đặc biệt trong năng lượng, giao thông và logistics (đang là nút thắt cản trở tăng trưởng); các ngân hàng cần cải thiện hệ số an toàn vốn, cải thiện xây dựng hạ tầng để thu hút đầu tư tư nhân. Việc đa dạng hóa thương mại để tăng cường hội nhập hơn nữa sẽ là yếu tố giúp cải thiện khả năng chống chịu của kinh tế Việt Nam.

Theo TTXVN

Các tin khác


Huyện Cao Phong phát triển vùng sản xuất tập trung cây có múi

Với lợi thế về điều kiện khí hậu, đất đai và truyền thống từ nông trường Cao Phong; xác định cây ăn quả có múi là cây trồng chủ lực, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân trên địa bàn, những năm qua, huyện Cao Phong đã đẩy mạnh phát triển vùng cây ăn quả có múi thành vùng sản xuất tập trung, giúp gia tăng giá trị sản xuất, mang lại nguồn thu nhập ổn định và làm giàu cho nhiều hộ dân trên địa bàn.

Một số kết quả phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024

6 tháng đầu năm 2024, nhờ sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt và quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự vào cuộc của các cấp, các ngành và đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp đã giúp tình hình KT-XH của tỉnh Hoà Bình có những chuyển biến tích cực và đạt nhiều kết quả tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023 trên các lĩnh vực.

Sức mạnh kinh tế tập thể

Trong những năm qua, các hợp tác xã (HTX) đã phát huy vai trò tập hợp, vận động nông dân đổi mới cách nghĩ, cách làm, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất; thực hiện liên doanh, liên kết, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. 

Kỳ vọng xuất khẩu nông sản chủ lực

Năm 2024 được kỳ vọng tiếp tục mở ra cơ hội mới cho tiêu thụ, xuất khẩu nông sản của tỉnh. Từ đầu năm đến nay, một số nông sản đặc trưng của tỉnh tiếp tục xuất ngoại theo các đơn đặt hàng. Ngành nông nghiệp tích cực đôn đốc các địa phương, doanh nghiệp, đơn vị, hộ sản xuất tập trung chăm sóc các loại cây trồng, đảm bảo số lượng sản phẩm cho các đơn đặt hàng xuất khẩu nông sản từ nay đến cuối năm. Đồng thời, quan tâm mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa.

Huyện Lạc Thủy: Khởi sắc thu hút đầu tư

Trong những năm qua, hoạt động thu hút đầu tư trên địa bàn huyện Lạc Thủy có nhiều chuyển biến tích cực. Huyện đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư về giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất sạch; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

Mở ra cơ hội hợp tác đầu tư trên trường quốc tế

Từ đầu năm đến nay, công tác đối ngoại của tỉnh tiếp tục được triển khai với các hoạt động đa dạng, thiết thực và đạt hiệu quả cao. Tỉnh Hòa Bình đã đón nhiều đoàn khách quốc tế, tham gia nhiều chương trình quảng bá địa phương tại các quốc gia, vùng lãnh thổ. Qua đó góp phần quảng bá hình ảnh, vị thế của Hòa Bình trên trường quốc tế và mở rộng cơ hội xúc tiến đầu tư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục