Tỉnh Hòa Bình có dân số trên 90 vạn người, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 74%. Nhiều năm nay, việc thực hiện các chính sách dân tộc được quan tâm, công tác tuyên truyền chính sách dân tộc được đẩy mạnh, tạo đồng thuận trong cán bộ và nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), đảm bảo quốc phòng - an ninh.
Các cấp, các ngành bám sát nội dung tuyên truyền tập trung
vào các nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, kết luận của Đảng, Quốc hội,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của tỉnh về công tác dân tộc và chính sách
dân tộc trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, tổ chức tuyên truyền
những kết quả nổi bật trong phát triển KT-XH, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc,
bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS và miền
núi. Tuyên truyền công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong vùng đồng
bào dân tộc (ĐBDT), phát huy vai trò của ĐBDT, phản ánh những mô hình hay, cách
làm sáng tạo của cán bộ, đảng viên và người dân vùng ĐBDT trong phát triển
KT-XH, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, xây dựng quê hương.
Tuyên truyền chủ trương của Tỉnh ủy phân công cán bộ có
năng lực, tâm huyết về làm việc tại các
xã vùng sâu, vùng xa, nơi có tỷ lệ đồng bào DTTS cao. Phản ánh công tác phát
triển Đảng, sinh hoạt chi bộ ở các thôn, bản, các mô hình tiêu biểu của đồng
bào DTTS trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Nhất là tuyên truyền đội ngũ người
có uy tín gương mẫu, tiên phong trong vận động và thực hiện chủ trương của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; tham gia có hiệu quả vào việc cảm hóa, giáo dục đối tượng
vi phạm pháp luật. Tuyên truyền việc giải quyết các vụ việc mâu thuẫn trong nội
bộ nhân dân, không để các phần tử xấu lôi kéo, kích động, gây mất an ninh trật
tự, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; duy trì và phát huy bản sắc văn hóa, giữ
gìn an ninh trật tự, bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng nông thôn mới...
Thông qua việc tuyên truyền các tập thể, cá nhân điển hình
tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước góp phần lan tỏa những giá trị tốt
đẹp trong vùng ĐBDT, như ông Lý Văn Hềnh miệt mài truyền dạy chữ viết của người
Dao Tiền ở vùng cao Đà Bắc; Nghệ nhân Ưu
tú, nhà nghiên cứu văn hóa Bùi Huy Vọng, xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn am hiểu
văn hóa dân tộc Mường, ông đã lưu giữ, sưu tầm nhiều hiện vật, hình ảnh, tài liệu,
biên soạn sách về văn hóa dân tộc Mường. Các mô hình giữ gìn an ninh trật tự, đấu
tranh với nạn tảo hôn, buôn bán, vận chuyển ma túy, truyền đạo trái phép ở 2 xã
người Mông Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai
Châu. Kịp thời biểu dương người có uy tín, cán bộ, đảng viên vùng ĐBDT tuyên
truyền, vận động người dân ủng hộ công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư các
dự án trọng điểm của tỉnh như: đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc
Sơn La; cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu; các dự án ngoài ngân sách để phát triển đô
thị, du lịch sinh thái…
KT-XH vùng đồng bào DTTS của tỉnh từng bước phát triển. Năng
lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng không ngừng nâng cao; hệ thống
chính trị ở cơ sở được củng cố vững chắc. Hiệu quả hoạt động của hệ thống chính
trị vùng đồng bào DTTS ngày càng được cải thiện, các tổ chức chính trị - xã hội
như Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... ở vùng ĐBDT
được củng cố về tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, làm tốt công
tác vận động quần chúng, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ nét; lòng tin của đồng
bào các dân tộc đối với Đảng, Nhà nước được củng cố. Tỷ lệ đảng viên là người
DTTS trong toàn tỉnh tăng lên, nhiều nơi đạt trên 50%, góp phần trẻ hóa và nâng
cao chất lượng đội ngũ đảng viên cơ sở. Hiện, tỷ lệ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp
xã là người DTTS trên địa bàn tỉnh đạt gần 70%. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào
DTTS của tỉnh giảm bình quân 2,93%/năm, tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn
giảm bình quân 6,39%/năm.
Linh Đan
Những năm qua, Đảng bộ xã Ngổ Luông (Tân Lạc) tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế và phát huy tiềm năng, thế mạnh địa phương. Nhờ đó, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao.
Từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, sau hơn một thập kỷ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Hòa Bình đã vươn lên trở thành điểm sáng của khu vực trung du, miền núi phía Bắc. Trong quý I/2025, những kết quả khả quan tiếp tục được nối dài, tạo nền tảng để Hòa Bình bước vào chặng "tăng tốc” với tâm thế chủ động và tự tin.
Được ví như "cá tiến vua”, sản phẩm cá dầm xanh ở huyện Mai Châu nhiều năm qua đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường bởi mùi vị thơm ngon, hấp dẫn khi chế biến món ăn, được nhiều nhà hàng niêm yết trên thực đơn, tư thương săn đón. Từ đó, người dân nhiều xã trong huyện đã duy trì, mở rộng diện tích ao cá, từng bước nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân, phát triển trở thành sản phẩm thế mạnh của địa phương.
Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Malaysia, sáng 25/5 tại thủ đô Kuala Lumpur, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chương trình gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam – Malaysia nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác, đầu tư, kinh doanh giữa doanh nghiệp hai nước.
Sáng 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ nghe báo cáo, đánh giá tình hình và cho ý kiến về các định hướng, giải pháp, công việc tiếp theo sau vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Trong bản đồ hạ tầng có một tuyến đường chỉ dài hơn 10 km nhưng giữ vai trò như một "động mạch chủ" vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Đó là quốc lộ (QL) 70B - đoạn nối giữa tỉnh Phú Thọ và TP Hòa Bình, tuyến giao thông huyết mạch kết nối giao thương, mở rộng đô thị và bảo đảm thế trận quốc phòng liên vùng. Nhiều năm qua, tuyến đường đã xuống cấp, chỉ được vá víu bằng những đợt sửa chữa cục bộ. Hơn 25 tỷ đồng đã được chi trong 2 năm, nhưng mặt đường vẫn loang lổ, hệ thống thoát nước chưa hoàn thiện, khiến tuyến huyết mạch này chưa phát huy hết giá trị. Câu hỏi đặt ra là: với vị trí chiến lược và vai trò phát triển vùng, vì sao QL 70B vẫn chưa được đầu tư xứng tầm?