Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đã triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phát triển, cơ cấu lại ngành như: Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Đề án phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Đề án phát triển thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, Kế hoạch đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình…

Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Trường Thịnh (xã Thống Nhất, huyện Lạc Thủy) đầu tư trồng dưa lưới Ichiba xanh Nhật Bản theo tiêu chuẩn GlobalGAP, đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

Từ năm 2021 đến nay, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản; sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi chính đều tăng so với giai đoạn trước. Đặc biệt, hoạt động xuất khẩu nông sản chủ lực, có lợi thế của tỉnh đạt kết quả nổi bật, tạo bước đột phá của ngành trong việc thực hiện kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025. Chú trọng công tác dồn điền, đổi thửa, hình thành những vùng sản xuất tập trung, kết hợp xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng chuyển sang các cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Trên địa bàn tỉnh hình thành một số mô hình liên kết sản xuất, chuỗi có giá trị kinh tế cao như: Mô hình liên kết trong sản xuất cây gai xanh AP của Công ty cổ phần tập đoàn An Phước tại các huyện: Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Mai Châu, thu nhập trên 150 triệu đồng/ha; mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng khả năng ra hoa, đậu quả trên cây bưởi đỏ tại huyện Tân Lạc, thu nhập trên 350 triệu đồng/ha; chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu mía ăn tươi cho thu nhập từ 230 - 250 triệu đồng/ha; chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu bưởi đỏ ở Tân Lạc, bưởi Diễn ở Yên Thủy... thu nhập trên 350 triệu đồng/ha; chuỗi liên  kết sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu chuối tại Lương Sơn, Cao Phong, cho thu nhập trên 250 triệu đồng/ha; chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu ớt tại TP Hòa Bình, Yên Thủy, Tân Lạc, cho thu nhập trên 150 triệu đồng/ha…

Chăn nuôi phát triển ổn định. Đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành thủy sản; chuyển đổi nuôi trồng các loại thủy đặc sản; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế lòng hồ Hòa Bình để từng bước xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm. Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2021 - 2024, tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản bình quân đạt 3,98%/năm; 6 tháng đầu năm 2025 đạt 3,19%; tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm bình quân đạt 117 nghìn ha; dồn điền, đổi thửa được trên 1.000ha/năm, đến nay đã dồn đổi được gần 4.700 ha. Tính đến hết tháng 6/2025, toàn tỉnh có 2.713 ha mặt nước ao hồ nuôi trồng thủy sản và 5.094 lồng nuôi cá. Độ che phủ rừng duy trì ổn định trên 51,5%.

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao diện tích chưa nhiều; năng lực cạnh tranh của nông sản còn hạn chế; việc xây dựng thương hiệu, bao bì nhãn mác và truy xuất nguồn gốc các mặt hàng nông sản chưa được quan tâm đúng mức...

Giai đoạn 2021 - 2025, triển khai thực hiện kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp được tập trung phát triển theo hướng sinh thái, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tích cực nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp chất lượng cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ... Phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực để thúc đẩy xuất khẩu, như: cây ăn quả, cây dược liệu, cây lấy gỗ, chăn nuôi đại gia súc và nuôi trồng thủy sản; hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, vùng nguyên liệu ổn định cho ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị; đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại. Quan tâm nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân. Phát triển nông nghiệp gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, gắn kết doanh nghiệp với các hợp tác xã và hộ sản xuất, tạo nên những mắt xích trong dây chuyền sản xuất bền vững.


Đinh Thắng

Các tin khác


Hòa Bình tiếp nhận 10 dự án viện trợ quốc tế trị giá 2,5 triệu USD

6 tháng đầu năm, tỉnh Hòa Bình tiếp tục thực hiện hiệu quả các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế, gắn với xúc tiến đầu tư, thương mại và mở rộng quan hệ hữu nghị nhằm phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Bảo đảm thông suốt, hiệu quả hoạt động mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Chiều 27/6, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm rà soát tiến độ và kết quả triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số liên thông, đồng bộ để chuẩn bị cho việc thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp thông suốt, hiệu quả, không gián đoạn từ ngày 1/7/2025. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu Hòa Bình có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Kim ngạch xuất khẩu tăng trên 18% so với cùng kỳ

Trong 6 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hòa Bình ước đạt 1.145 triệu USD, tăng 18,11% so với cùng kỳ năm 2024. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu ước đạt 804 triệu USD, tăng 17,15%, giúp tỉnh tiếp tục duy trì cán cân thương mại dương.

6 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 18%

6 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ước đạt 19.224 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2024.

Tập huấn về phân cấp, phân quyền và thẩm định quyền trong lĩnh vực công thương

Sáng 27/6, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật cho nông dân

Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh được quan tâm đẩy mạnh, góp phần nâng cao kiến thức pháp luật cho nông dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục