Tập đoàn tài chính Citigroup Inc. của Mỹ ngày 5/1 nhận xét tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý IV/2009 vượt quá sự “mong đợi” và tăng trưởng trong cả năm mạnh hơn so với tất cả các quốc gia ở châu Á, trừ Trung Quốc.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã vượt quá sự mong đợi.
 
Báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam nêu rõ kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng 6,9% trong quý IV/2009, tăng so với mức điều chỉnh 6,04% trong quý III và đạt mức tăng 5,32% trong cả năm.

Điều này đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam sau khi tốc độ tăng trưởng trong quý I/2009 chỉ đạt mức 3,14%.

Bà Johanna Chua, Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á của tập đoàn Citigroup, nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý IV năm ngoái là "mạnh hơn so với dự kiến".

Trước đó, Citigroup dự kiến tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong cả năm này chỉ đạt mức 4,7%. Đặc biệt ngành công nghiệp xây dựng của Việt Nam đã được hỗ trợ bởi các gói kích thích tài chính và tiền tệ mạnh.

Theo bà Chua, tín dụng của Việt Nam dự kiến sẽ tăng từ mức 25% năm 2008 lên 38% năm 2009. Việc xuất khẩu các sản phẩm điện tử và may mặc cũng đang phục hồi và xuất khẩu tổng thể của Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ tỷ giá hối đoái thấp hơn.

Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam so với đồng USD đã giảm xuống 18.479 đồng/USD cuối năm 2009, so với mức 17.483 đồng/USD cuối năm 2008. Tuy nhiên, việc đồng tiền nội địa yếu có nguy cơ dẫn tới lạm phát.

Bà Chua cho biết ngoài việc có thể tăng lãi suất trần lên khoảng 9%, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể xóa bỏ hoặc điều chỉnh một số quy định về trần lãi suất mà người cho vay có thể tính đối với người đi vay. Điều này có thể dẫn tới việc thắt chặt hơn nữa các điều kiện tiền tệ.

                                                                               Theo Dantri

Các tin khác


Giám sát tình hình chấp hành quy định pháp luật đối với việc cho thuê đất, sử dụng đất 

Sáng 15/5, HĐND tỉnh tổ chức giám sát tình hình chấp hành quy định pháp luật đất đai đối với việc cho thuê đất, việc sử dụng đất (SDĐ) của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị. Tham dự có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Huyện Đà Bắc: Nông dân rơi nước mắt vì dịch tả lợn Châu Phi

Những ngày gần đây, dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) bùng phát, lây lan mạnh trên địa bàn xã Tú Lý, huyện Đà Bắc. Dịch bệnh đã và đang khiến không ít hộ dân rơi vào cảnh trắng tay…

Giải ngân trên 100 tỷ đồng vốn đầu tư công

Tăng cường thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, tính đến hết tháng 4, huyện Lạc Thủy đã giải ngân được 102.264 triệu đồng. Trong đó, giải ngân nguồn ODA, ngân sách Trung ương 2 công trình 13.025 triệu đồng, đạt 65%; ngân sách tỉnh 7 công trình giải ngân 8.078 triệu đồng, đạt 14%; ngân sách huyện giải ngân 60.287 triệu đồng, đạt 29%; nguồn ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu 11.212 triệu đồng, đạt 66%; nguồn thu từ đất 9.662 triệu đồng, đạt 13%; nguồn tiết kiệm chi giải ngân 39.412 triệu đồng, đạt 54,66%.

Mật ngọt Hợp Tiến - món quà từ thiên nhiên

Mật ong rừng Hợp Tiến, xã Hợp Tiến là 1 trong 2 sản phẩm OCOP 4 sao đầu tiên của huyện Kim Bôi, là sản phẩm mật ong đầu tiên của tỉnh Hòa Bình đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Nhờ chú trọng cải tiến quy trình, đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến ngày càng khẳng định được chất lượng trên thị trường, được khách hàng gần xa tin tưởng, ưa chuộng.

Tách bạch câu chuyện giá điện

Chính phủ đã ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2024 thay thế cho Quyết định 24/2017/QĐ-TTg ban hành ngày 30/6/2017.

Nâng cấp “con đường” xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Trung Quốc hiện là một trong ba thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu xét trên tổng lượng nhập khẩu các mặt hàng này của Trung Quốc hằng năm là khoảng 260 tỷ USD, thì Việt Nam mới chiếm thị phần chưa đến 5%. Đầu tư logistics, nâng cấp "con đường” xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc trên cơ sở chuyển đổi hiệu quả từ tiểu ngạch sang chính ngạch chính là giải pháp khơi thông xuất khẩu, rút ngắn thời gian tiếp cận thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục