Các học viên lớp sản xuất giống nông hộ đang tiến hành so sánh giống.

Các học viên lớp sản xuất giống nông hộ đang tiến hành so sánh giống.

(HBĐT) - Chương trình sản xuất giống nông hộ do Hội nông dân phối hợp với Sở nông nghiệp và chi cục BVTV triển khai, thông qua hỗ trợ của tổ chức OSPAM đoàn kết Bỉ tại 3 huyện Lạc Sơn, Kim Bôi và Tân Lạc đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo ra nguồn lực mới cho phát triển sản xuất nông nghiệp, góp phần thay đổi nhận thức và tập quán canh tác của người dân.

 

Chị Trần Thị Huyền, Chủ tịch HND huyện Tân Lạc cho biết: Huyện Tân Lạc có điểm thuận lợi là ở các xã triển khai sản xuất giống nông hộ đều nhận được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền. Hiện tại, với số lượng thóc giống của các nhóm được sản xuất ở vụ mùa, cấp uỷ, chính quyền chỉ đạo đưa vào cơ cấu giống của xã và với số lượng giống sản xuất ra còn ít mới chỉ đáp ứng được giống các hộ trong nhóm sản xuất và một vài hộ dân trong xã có nguyện vọng. Tham gia vào chương trình sản xuất giống nông hộ, những người nông dân trước kia chỉ quen cảnh chân lấm tay bùn, đến nay đã trở thành những kỹ sư thực thụ về kỹ thuật phục tráng và lai tạo các giống lúa. Thông qua các lớp tập huấn, hầu hết những người nông dân tham gia đều hiểu và áp dụng được kỹ năng lai tạo giống lúa, công việc mà trước đây ai nghĩ rằng đây là công việc của các nhà khoa học. Anh Bùi Xuân Hiên, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) khẳng định “Với những gì chúng tôi đã học và đã làm được qua 2 vụ chiêm – mùa 2009, nếu được hướng dẫn kỹ thuật thì chúng tôi hoàn toàn có thể tiến hành phục tráng, lai tạo và chọn tạo được những giống lúa mới có phẩm chất tốt, phù hợp với yêu cầu của địa phương”.

 

Qua 2 vụ sản xuất các nhóm sản xuất giống nông hộ tại 3 huyện đã đưa vào 63 giống để so sánh và chọn ra được 39 giống phù hợp với địa phương và đưa vào nhân giống cho vụ mùa 2009 và hơn 500 kg giống được chọn từ nghiên cứu so sánh giống đã được tiêu thụ hết ngay trong các nhóm và rất ít lượng giống phải trao đổi ra bên ngoài. Tiến hành sưu tầm được 19/29 dòng phân ly có triển vọng để đưa vào chọn ở vụ kế tiếp. Đưa 6 giống lúa vào phục tráng là (SR 203, Q5, MĐ25, Xích sắc nhuyễn, Đài bắc 8, Nếp râu) là những giống đã sử dụng lâu năm tại địa phương, trong đó có những giống không còn bán trên địa bàn và đã phục tráng được 1.832 kg để các nhóm tiếp tục nhân giống trong các vụ sau. Tiến hành 13 tổ hợp lai trên cơ sở chọn các giống bố, mẹ từ các giống cói đặc tính vượt trội và đã khử đực được 10.600 hạt, thụ phấn được 1.762 hạt, tỉ lệ thành công trung bình của các nhóm là 16,6 %. Các hạt lai F1 được nông dân đưa vào chọn dòng phân ly trong vụ mùa 2010. Đồng thời phục tráng 1,5 ha giống chủ yếu là các giống được nông dân sử dụng nhiều tại các địa phương, cấy nhân so trên 7 ha và khẳng định 20 giống thích nghi trên các chân đất khác nhau trong cả 2 vụ. 

 

Theo ông Nguyễn Trường Phong, Chủ tịch HND tỉnh cho biết: Chương trình sản xuất giống nông hộ được triển khai từ vụ chiêm xuân 2009, nội dung chính là giúp người nông dân chủ động sản xuất được nguồn giống có chất lượng tốt, năng xuất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và nhất là giảm được chi chí đầu vào khi phải mua các giống lúa lai, lúa thuần ở ngoài với giá thành cao lại không chủ động được thời điểm lấy giống. Tham gia chương trình này, người nông dân được học tập những kiến thức cơ bản về giống và nguồn gen cây lúa cũng như phương pháp và kỹ thuật phục tráng, đánh giá giống, chọn dòng phân ly, lai tạo giống mới. Qua chương trình sản xuất giống nông hộ nông dân đã khẳng định được vai trò của mình trong việc tự so sánh, đánh giá tính thích nghi của giống lúa mới trên đồng đất nhằm lựa chọn giống phù hợp đưa vào gieo cấy. Nông dân cũng tự tạo giống mới, sản xuất, cung ứng trao đổi giống trong cộng đồng.

 

Trong vụ xuân và vụ mùa 2009, sau khi tham dự hội nghị đầu bờ tại xã Nhân Nghĩa, Huyện Lạc Sơn và được nghe các nhóm nông dân giới thiệu thành quả sau một vụ sản xuất, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ đã đánh giá cao việc sản xuất giống nông hộ do Hội nông dân triển khai và chỉ đạo Hội nông dân phối hợp với Sở Nông nghiệp PTNT để lên kế hoạch phát triển mở rộng loại hình giống nông hộ trong giai đoạn tới và sớm đưa các giống lúa thuần chất lượng cao phục vụ cho nông dân trong tình, góp phần nâng cao cả số lượng và chất lượng lúa trên địa bàn tỉnh.

 

Sản xuất giống nông hộ là chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật hiệu quả, góp phần to lớn nâng cao năng suất sản lượng lương thực của tỉnh. Với những thành công bước đầu trong sản xuất giống nông hộ ở các địa phương Hội nông dân tỉnh đã tham gia ý kiến với Sở Nông nghiệp PTNT và Trung tâm giống cây trồng về định hướng chiến lược ngành giống cây trồng đến năm 2015, trong đó nhấn mạnh mục tiêu cung cấp nguồn giống lúa tại chỗ đảm bảo đạt 30 % vào năm 2010 và 70 % vào năm 2015.

 

                                                                                    Đỗ Hà

 

Các tin khác


Ký kết chương trình phối hợp thông tin, tuyên truyền về lĩnh vực ngân hàng

Chiều 15/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Hoà Bình tổ chức hội nghị ký kết chương trình phối hợp với Báo Hoà Bình, Đài PT&TH tỉnh về thực hiện công tác thông tin, truyền thông lĩnh vực ngân hàng. Dự hội nghị có đồng chí Võ Ngọc Kiên, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; các ngân hàng trên địa bàn tỉnh. 

Tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước năm 2023 đạt hơn 83 nghìn tỷ đồng

Năm 2023, công tác điều hành chi ngân sách nhà nước được thực hiện chủ động, chặt chẽ theo dự toán, bảo đảm đúng chính sách, chế độ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai; tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương là 83.087 tỷ đồng.

Giám sát tình hình chấp hành quy định pháp luật đối với việc cho thuê đất, sử dụng đất 

Sáng 15/5, HĐND tỉnh tổ chức giám sát tình hình chấp hành quy định pháp luật đất đai đối với việc cho thuê đất, việc sử dụng đất (SDĐ) của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị. Tham dự có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Huyện Đà Bắc: Nông dân rơi nước mắt vì dịch tả lợn Châu Phi

Những ngày gần đây, dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) bùng phát, lây lan mạnh trên địa bàn xã Tú Lý, huyện Đà Bắc. Dịch bệnh đã và đang khiến không ít hộ dân rơi vào cảnh trắng tay…

Giải ngân trên 100 tỷ đồng vốn đầu tư công

Tăng cường thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, tính đến hết tháng 4, huyện Lạc Thủy đã giải ngân được 102.264 triệu đồng. Trong đó, giải ngân nguồn ODA, ngân sách Trung ương 2 công trình 13.025 triệu đồng, đạt 65%; ngân sách tỉnh 7 công trình giải ngân 8.078 triệu đồng, đạt 14%; ngân sách huyện giải ngân 60.287 triệu đồng, đạt 29%; nguồn ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu 11.212 triệu đồng, đạt 66%; nguồn thu từ đất 9.662 triệu đồng, đạt 13%; nguồn tiết kiệm chi giải ngân 39.412 triệu đồng, đạt 54,66%.

Mật ngọt Hợp Tiến - món quà từ thiên nhiên

Mật ong rừng Hợp Tiến, xã Hợp Tiến là 1 trong 2 sản phẩm OCOP 4 sao đầu tiên của huyện Kim Bôi, là sản phẩm mật ong đầu tiên của tỉnh Hòa Bình đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Nhờ chú trọng cải tiến quy trình, đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến ngày càng khẳng định được chất lượng trên thị trường, được khách hàng gần xa tin tưởng, ưa chuộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục