Anh Dương Quốc Trung ở thị trấn Đà Bắc chọn nuôi rắn hổ mang để làm giàu.

Anh Dương Quốc Trung ở thị trấn Đà Bắc chọn nuôi rắn hổ mang để làm giàu.

(HBĐT) - Là một người hay đi đây đó nên anh Dương Quốc Trung ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc biết được nhiều nơi như Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ… đã thành công trong việc nuôi rắn hổ mang để xuất khẩu.

 

Năm 2006, anh quyết định mua 20 con rắn hổ mang bành ở Vĩnh Phúc để nuôi thử nghiệm. Do thích nghi với điều kiện khí hậu nên rắn lớn nhanh. Sau khoảng 17 tháng thì xuất bán. Sau mỗi lứa bán, anh để lại một ít để nhân rộng đàn rắn của mình. Hiện tại, chuồng nhà anh có 20 con rắn đực và 40 con rắn đẻ. Anh cho biết: Cách đây khoảng một tháng, tôi xuất được 100 con với trọng lượng 2 tạ thịt. Trung bình mỗi con được khoảng trên dưới 2kg. Giá 1kg bán ngay tại nhà là 600 nghìn đồng. Tôi đã đi xem nhiều mô hình nuôi rắn, nhưng thấy con rắn hổ mang bành là con dễ nuôi nhất. Giống này phàm ăn, nhanh lớn mà không phải là giống nằm trong sách đỏ Nhà nước cấm. Chuồng trại chăn nuôi cũng đơn giản. Mỗi con một ô chuồng với kích thước 50cm x 50cm x 50 cm. Chuồng được đậy kín có một lỗ nhỏ che lưới bằng khoảng một bàn tay để lỗ thông hơi. Ngoài ta còn một lỗ với diện tích lớn hơn một chút đậy nắp xi măng để tiện cho ăn và bắt rắn.

 

Thức ăn của rắn hổ mang chủ yếu là cóc. Tùy theo cơ thể, mỗi bữa rắn ăn 1-3 con cóc. Mỗi năm rắn chỉ ăn 6 tháng, từ tháng 3 đến tháng 10 âm lịch. Từ khoảng tháng 10 đến tháng 3 âm lịch thì rắn ngủ đông. Để có thức ăn cho rắn, anh thường thu mua của những người chuyên đi bắt cóc. Tại huyện Đà Bắc có một mình anh Trung nuôi nên nguồn thức ăn khá dồi dào. Do ăn ít, dễ chăm sóc nên một người có thể nuôi được khoảng 300 con rắn hổ mang. Chu kỳ đẻ của rắn hổ mang thường vào tháng 5 âm lịch hàng năm. Mỗi con cái đẻ được 15-16 quả trứng. Sau khi đẻ thì vùi trứng vào cát để rắn nở. Tỷ lệ nở đạt khoảng 60-70% số lượng trứng đẻ.

 

Về cách phòng bệnh, anh Trung cho biết: Giống rắn này rất khỏe, ít bệnh . Nhưng nó kỵ nước. Do vậy, chuồng lúc nào cũng phải khô ráo, sạch sẽ. Nếu chuồng ẩm nước thì rắn bị bệnh và có thể chết. Mùa đông, chuồng nuôi rắn phải kín cửa để che lạnh và che gió. Rắn có thể bán lúc nào cũng được, nhưng khách hàng thường chọn rắn từ 2 kg trở lên. Để nuôi được trọng lượng này thì người nuôi phải nuôi rắn trong khoảng 17 tháng tuổi. Hiện tại, những thương nhân mua rắn chủ yếu xuất khẩu sang Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông và một số nước châu á. Những thị trường này nhu cầu rắn thịt và ngâm rượu rất lớn nên không có hàng để bán. Ngoài nuôi rắn hổ mang vườn nhà anh Trung còn nuôi nhím và lợn rừng thuần chủng.       

 

                                                                               Việt Lâm

 

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục