Ngày hội trồng rừng theo Cơ chế phát triển sạch ở huyện Cao Phong

Ngày hội trồng rừng theo Cơ chế phát triển sạch ở huyện Cao Phong

(HBĐT) - Với sự hỗ trợ của Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT, Công ty Honda Việt Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), “Dự án Trồng rừng theo Cơ chế phát triển sạch” tại huyện Cao Phong đã chính thức triển khai năm 2009 với mục tiêu phủ xanh 309 ha rừng nhằm đem lại lợi ích cho người dân địa phương thông qua các sản phẩm thu được từ dự án và tín chỉ carbon.

 

Đây là một trong những dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch quy mô nhỏ đầu tiên ở Việt Nam và châu Á với sự hợp tác giữa Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (VFU) và Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái rừng và Môi trường - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Vùng dự án được triển khai thực hiện tại 5 vùng riêng biệt của 2 xã Xuân Phong và Bắc Phong với tổng diện tích 309 ha rừng và trồng trong chu kỳ 17 năm, gồm hai loại cây có khả năng nâng cao chất màu cho đất và điều kiện môi trường là keo tai tượng và keo lá chàm. Theo thiết kế, khu rừng của dự án sẽ hấp thu khoảng 43.000 tấn khí cácbonic trong thời hạn 16 năm. Trong khuôn khổ của dự án này, Công ty Honda sẽ hỗ trợ 3,5 tỷ đồng cho cho quỹ phát triển rừng để thực hiện dự án trong vòng 4 năm (từ năm 2008 đến năm 2011), với mong muốn tăng mật độ che phủ rừng của huyện Cao Phong trong những năm tới, góp phần tích cực vào việc giữ gìn môi trường xanh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như sự biến đổi khí hậu của thế giới.

 

Sau khi dự án chính thức được triển khai thực hiện từ đầu năm 2009, đến nay đã thu hút hơn 240 hộ gia đình tại 2 xã Xuân Phong và Bắc Phong đăng ký tự nguyện đóng góp đất của mình tham gia trồng cây theo cơ chế phát triển sạch, các hộ dân đã trồng mới hơn 224 nghìn cây keo tai tượng và keo lá chàm trên tổng diện tích 131ha rừng. Đến thời điểm này, toàn bộ diện tích rừng trồng trong vùng dự án đều đã được phủ xanh và đang phát triển tốt.

 

Anh Bùi Văn Hải, cán bộ Trạm KN – KL huyện Cao Phong cho biết: Trước khi “Dự án trồng rừng theo Cơ chế phát triển sạch” chính thức được khởi động, nhiều hộ dân ở đây đã được giao đất nhưng do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm nên phát triển kinh tế từ trồng rừng không mang lại hiệu quả cao. Nhưng khi trở thành những người trực tiếp thực hiện dự án, các hộ gia đình không những được hưởng và sử dụng đất của chính mình, được tạo việc làm tại chỗ mà còn được bổ sung kỹ thuật trồng rừng, sử dụng phế thải hoa màu làm thức ăn cho vật nuôi, được chia tín chỉ carbon và cuối cùng là tiếp cận gỗ củi cùng các loại lâm sản... Ngoài ra, hàng năm các hộ gia đình trồng rừng còn được hỗ trợ cây giống, phân bón và tiền nhân công để trồng, chăm sóc cây theo từng năm.

 

Chính từ mục tiêu cơ bản của dự án là tái trồng rừng ở vùng đất trống đồi trọc không thể sản xuất, nơi rừng đã bị chặt phá để canh tác từ trước những năm 1980 bước đầu đã cho thấy hiệu quả tốt. Phấn đấu đạt được 3 mục tiêu: Phục hồi đất bị suy thoái; giảm lượng khí carbon trong sinh quyển; tăng thu nhập cho các hộ nhờ sản xuất gỗ và bán tín chỉ carbon. Ngày càng nhiều hộ nông dân tại 2 xã Xuân Phong và Bắc Phong tham gia vào các hoạt động tái trồng rừng theo mô hình mới.

 

Theo kế hoạch trong năm 2010, “Dự án trồng rừng theo Cơ chế phát triển sạch” ở huyện Cao Phong tiếp tục trồng trên 140 ha rừng trong vùng dự án nhằm góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tăng độ che phủ rừng, giữ gìn môi trường xanh, sạch. Đồng thời, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động và đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững trong những năm tiếp theo.

                                                                                       

                                                                                            

                                                                           Hoàng Huy

 

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục