Vườn cam của gia đình ông Lê Văn Tịnh cho thu nhập trên 200 triệu đồng.

Vườn cam của gia đình ông Lê Văn Tịnh cho thu nhập trên 200 triệu đồng.

(HBĐT) - Được tổ chức Hội Nông dân đứng ra “đỡ đầu” hỗ trợ về vốn, giống, vật tư, KHKT... hàng ngàn nông dân huyện Cao Phong đã dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất kinh doanh, đi đầu trong phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển nghề, xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

 

Phong trào thi đua SXKD giỏi ở Cao Phong trong những năm qua đã có nhiều đổi mới và phát triển, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học, đưa cây giống con giống mới vào sản xuất cho năng suất, tăng thu nhập. Không chỉ tập trung vào phát triển cây có múi như cam, quýt và bưởi diễn, huyện Cao Phong còn chú trọng cây công nghiệp như mía tím, mía trắng đã giải quyết được việc làm cho nhiều lao động, nhiều hộ gia đình vươn lên làm giàu chính đáng. Ngay từ đầu năm, Hội Nông dân huyện tổ chức phát động phong trào và tổ chức ký giao ước thi đua giữa các cơ sở hội; vận động hội viên, nông dân đăng ký đạt danh hiệu hộ nông dân SXKD giỏi bốn cấp; giao các chỉ tiêu thi đua cụ thể đến các cơ sở hội; cuối năm bình xét gắn với tổ chức sơ kết, biểu dương khen thưởng những gương điển hình tiên tiến. Sau 5 năm (2005-2009) toàn huyện có 12.687 lượt hộ hội viên nông dân đăng ký và 8.350 hộ đạt.

 

Ông Bùi Tiến Dũng, Phó Chủ tịch HND huyện Cao Phong khẳng định: Phong trào thi đua SXKD giỏi đã thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn khai thác có hiệu quả lao động nông nghiệp, đất đai, ngành nghề nông nghiệp theo hướng hàng hoá, cơ cấu cây trồng vật nuôi được bố trí hợp lý cho phù hợp với hướng phát triển CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, tăng hệ số sử dụng đất canh tác, áp dụng giống mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập gia đình, góp phần xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, trở thành những điển hình tiên tiến của phong trào về phát triển sản xuất. Tiêu biểu như hộ ông Lê Văn Tịnh, khu 4 thị trấn Cao Phong, xuất phát là một nông dân thuần tuý, chủ yếu là chăn nuôi lợn, trồng cam nhưng do diện tích hẹp, chưa có kỹ thuật, vốn đầu tư ít nên năng suất, hiệu quả kinh tế thấp. Hiện nay, ông đã mở rộng diện tích, áp dụng KHKT mới vào sản xuất đem lại tổng thu nhập trên 200 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động. Hay hộ ông Đinh Văn Bựng ở xóm Lòn, xã Bình Thanh. Ban đầu gia đình ông trồng lúa là chính nên thu nhập thấp. Từ năm 2002, ông được tập huấn kỹ thuật trồng luồng, ông đã mạnh dạn đấu thầu 5 ha trồng luồng, đến nay mở rộng diện tích lên 8 ha, kết hợp đào ao thả cá. Bình quân thu nhập của gia đình ông đạt 100 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm theo thời vụ cho 20 lao động. Hộ ông Đinh Đức Bân, hội viên xóm Ong, xã Nam Phong có thu nhập ổn định từ chăn nuôi và trồng trọt. Hiện, gia đình ông chăn nuôi 25 con bò thịt và bò sinh sản, có 20 ha trồng mía trắng và 5 ha trồng lúa. Tổng thu nhập của gia đình ông Bân sau khi đã trừ chi phí là 175 triệu đồng, bình quân thu nhập đàu người là 35 triệu đồng/người/năm. Gia đình ông đã giải quyết việc làm cho 5 lao động thường xuyên và 10 lao động theo thời vụ.

 

Với chỉ đạo của huyện hội, phong trào nông dân SXKD giỏi ở Cao Phong có ảnh hưởng và lan toả nhanh cả bề rộng và chiều sâu; chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và tư duy; khơi dậy tiềm năng sáng tạo của nông dân phát triển kinh tế văn hoá, xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình nông dân văn hoá; đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên; tinh thần tương thân tương ái được phát huy, ý thức cộng đồng của nông dân ngày càng được nâng lên. Đến nay, có trên 14.000 hộ gia đình hội viên nông dân đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá. 

 

Bằng những việc làm thiết thực, cụ thể đã khẳng định phong trào SXKD giỏi ở Cao Phong hiện nay thực sự đáp ứng được nhu cầu, lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, từ đó thu hút, tập hợp đông đảo nông dân tham gia sinh hoạt hội. Đến nay, tổng số hội viên nông dân toàn huyện trên 7.000 hội viên, chiếm hơn 50% số hộ làm nông nghiệp.

 

                                                                                       Đinh Thắng

 

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục