Trong quí I- 2010, doanh số bán lẻ tại Việt Nam đạt 360.000 tỷ đồng, tăng 24,1% so với cùng kỳ, kênh bán lẻ hiện đại hiện nay tại Việt Nam chỉ mới chiếm từ 18% - 20%. Điều này cho thấy thị trường bán lẻ trong nước còn nhiều cơ hội để các nhà đầu tư khai thác.

 

Thế những đến thời điểm này vẫn còn nhiều doanh nghiệp (DN) chưa thực sự chú trọng đến thị trường nội địa mà vẫn quá chú trọng đến thị trường xuất khẩu.


Doanh nghiệp lỗ vốn vì đâu?

 
Nhiều doanh nghiệp phàn nàn: Hưởng ứng cuộc vận động “
Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” các DN đã tổ chức nhiều chuyến đưa hàng về nông thôn nhưng lãi suất của những chuyến đưa hàng này không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra, nhất là ở những địa bàn xa xôi hẻo lánh. Bà Đinh Thị Mỹ Loan-Tổng Thư ký Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam phân tích: Có tình trạng này là do nhiều DN mới chỉ chú trọng bề nổi, chưa thực sự đi vào chiều sâu trong hoạt động này. Bên cạnh đó hệ thống phân phối hàng hóa của DN sản xuất chưa thật sự đủ mạnh đã khiến doanh nghiệp không dám đột phá vì sợ hàng làm ra không bán được, điều này đã tạo “ điều kiện” cho hàng ngoại chiếm lĩnh thị trường. Bà Loan dẫn chứng: Hiện thị trường nội địa mỗi năm tiêu thụ khoảng 130 triệu đôi/năm nhưng hiện giầy dép nội mới chỉ chiếm khoảng 30%
.

Theo ông Vũ Văn Minh, Tổng giám đốc Công ty Vina Giầy: Một trong những nguyên nhân khiến các DN sản xuất giày chỉ tập trung vào thị trường xuất khẩu là do từ trước đến nay phần lớn các DN đều khống chú trọng việc nghiên cứu và đánh giá thị trường nội một cách chuyên nghiệp khiến việc đầu tư sản xuất rất khó khăn, dễ dẫn đến tình trạng thua lỗ. Để tránh nguy cơ thua lỗ, nhiều doanh nghiệp dệt may- da giày chọn phương án gia công hàng xuất khẩu cho doanh nghiệp nước ngoài. Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: Mặc dù nhà nước khuyến khích kích cầu thị trường nội địa, nhưng trên thực tế DN gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện chủ trương này vì có tới 90% DN hiện nay đều có sản phẩm làm theo mẫu mã để xuất khẩu nên giá cao, không phù hợp với thị hiếu của nông thôn.


Cần có cơ chế khuyến khích đầu tư


Nhằm khắc phục những yếu kém trong hoạt động chiếm lĩnh thị trường nội địa, trong thời gian qua nhiều DN đã tích cực đầu tư mở rộng hệ thống sản xuất và phân phối sản phẩm.
Đại diện Hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết: Để hạ giá thành sản phẩm Công ty TNHH Phú An Sinh (TP Hồ Chí Minh) đã xây dựng nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm trị giá hơn 30 tỷ đồng tại Bà Rịa-Vũng Tàu. Để có nguồn nguyên liệu, ngoài việc đầu tư nâng cấp trang trạinuôi gà với công suất hơn 300.000 con, công ty còn liên kết với nông dân nuôi hàng trăm nghìn con gà cho trứng và thịt.Ông Trần Mạnh Cảnh-Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết: Để chiếm lĩnh thị trường nội địa, đơn vị đã có ra chủ trương mở rộng hệ thống phân phối không chỉ ở Hà Nội mà mở rộng tới các tỉnh bạn, nhất là vùng sâu vùng xa. Để làm được việc này, các doanh nghiệp thành viên của đơn vị đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết với các DN địa phương trong khâu phân phối hàng, tìm nguyên liệu, sản xuất tại chỗ. Trong thời gian qua, thông qua liên doanh liên kết, Hapro đã mở một số siêu thị tại Bắc Cạn, Thái Bình, Thái Nguyên... Để hàng Việt tiếp cận với người tiêu dùng Việt từ đó giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường nội địa, nhiều doanh nghiệp sản xuất, phân phối đều cho rằng: Trong thời gian tới nhà nước nên kéo dài thời hạn cho vay vốn ưu đãilên 9-10 năm. Bên cạnh đó nhà nước có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, làng nghề đẩy mạnh sản xuất theo hướng chuyên môn hóa từng chủng loại mặt hàng theo yêu cầu của doanh nghiệp phân phối.

 
Ông Nguyễn Huy Tưởng,Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết: Ngoài việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp tổ chức các chuyến đưa hàng về nông thôn, UBNDTP Hà Nội yêu cầu tất cả các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách thành phố khi mua sắm công phải ưu tiên dùng hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp thuộc thành phố phải sử dụng trang thiết bị, nguyên vật liệu nội địa (có chất lượng tương đương nhập khẩu) khi thực hiện các dự án, công trình. Bên cạnh đó, thành phố vận động người dân sử dụng các sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Thủ đô cũng tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành hàng hóa, đổi mới phương thức bán hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng.


Tuy nhiên để kích cầu được thị trường nội địa thì quan trọng nhất là DN đẩy mạnh đầu tư, đổi mới công nghệ, mẫu mã sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng trong nước.

 

                                                                          Theo KTĐT

 

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục