Mô hình chăn nuôi lợn thịt quy mô lớn của nông dân Mạc Thị Tĩnh xóm Nà Sò mang lại thu nhập 60 triều đồng/năm.

Mô hình chăn nuôi lợn thịt quy mô lớn của nông dân Mạc Thị Tĩnh xóm Nà Sò mang lại thu nhập 60 triều đồng/năm.

(HBĐT) - Là một xã thuần nông của huyện vùng cao Mai Châu với tổng diện tích đất nông nghiệp hơn 226 ha và hơn 1046 ha rừng, Chiềng Châu có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông lâm nghiệp. Trong những năm qua, người dân ở đây đã chủ động phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bắt đầu từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.

 

Đồng chí Lò Thanh Xuân, Chủ tịch UBND xã Chiềng Châu cho biết: Khó khăn lớn nhất trong công tác xóa đói giảm nghèo ở Chiềng Châu chính là trình độ dân trí của người dân ở đây chưa đồng đều, nhiều nơi vẫn nặng tâm lý trông chờ ỷ lại vào nhà nước. Mặt khác, người dân chưa có kiến thức về KHKT nên chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm.

Từ thực tế đó, Đảng ủy đã ra Nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phát triển kinh tế hộ gia đình. Sau khi triển khai Nghị quyết đến từng hộ, xã đã thành lập Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo gồm tất cả các ban, ngành đoàn thể trong xã. Ban chỉ đạo đã tập trung tuyên truyền định hướng phát triển kinh tế cho bà con. Để có được kết quả cao trong nông nghiệp, xã đã chú trọng đến công tác khuyến nông, các đoàn thể phối hợp, vận động nhân dân tích cực tham gia các lớp chuyển giao khoa học công nghệ, phổ biến kinh nghiệm đưa giống mới vào sản xuất. Hàng năm, xã đã huy động hàng trăm ngày công nạo vét kênh mương nội đồng.

Trong sản xuất nông nghiệp, Chiềng Châu đã từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng thành công, từ việc bỏ đất hoang hóa đến nay toàn bộ diện tích đất trồng lúa một vụ đã được bà con nhân dân ở đây tận dụng trồng màu, trồng rau vụ đông. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn phá thế độc canh cây lúa, đi tìm hiểu nghiên cứu, lựa chọn những cây trồng phù hợp với đất đai và khí hậu địa phương, có khả năng mang lại giá trị kinh tế. Tiêu biểu như mô hình trồng mướp đắng lấy hạt ở xóm Chiềng Châu, mô hình rau sạch ở xóm Nà Sò, dự án trồng luồng ở xóm Mỏ, xóm Chiềng Châu.

Cùng với đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Chiêng Châu cũng mạnh dạn xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi lợn thịt quy mô lớn mang lại giá trị kinh tế cao. Ông Xuân cho biết: Hiện nay, tại nhiều xóm, người dân đã biết tận dụng nguồn thức ăn dư thừa trong trông trọt để đầu tư nuôi lợn. Gia đình ông Hà Văn Tuân là một trong những hộ đi đầu xây dựng mô hình này. Ông Tuân cho biết: Trước đây cả nhà 6 nhân khẩu chỉ biết trông chờ vào hai vụ lúa nên kinh tế gia đình rất khó khăn. Năm 2007, tận dụng đất vườn và nguồn thức ăn dư thừa từ trạm xay sát của gia đình, ông đầu tư nuôi hơn 20 con lợn thịt và 2 con lợn nái. Từ đó, gia đình ông có thu nhập ổn định 60 triệu đồng/ năm. từ mô hình nhà ông Tuân, rất nhiều hộ nông dân ở các xóm khác như Nà Sò, Nông Cụ đã triển khai học tập theo và họ đã có thu nhập ổn định hàng chục triệu đồng/ năm. Bên cạnh mô hình chăn nuôi, Chiềng Châu còn trú trọng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống nhằm giúp người dân có thêm thu nhập. từ năm 2007, HTX dệt thổ cẩm do chị em phụ nữ xã Chiêng Châu làm chủ đã góp phần mang lại thu nhập ổn định cho hơn 30 chị em phụ nữ ở đây.

Từ mạnh dạn trong suy nghĩ, việc làm của mỗi người dân trong xã, sự đồng thuận trong chỉ đạo của đảng ủy, chính quyền đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 36% năm 2005 xuống còn 13% năm 2009, thu nhập bình quân đầu người đạt 8,5 triệu/ người/ năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12%. Đặc biệt đời sống văn hóa tinh thần của người dân cũng được cải thiện đáng kể với 100% trẻ em đến trường đúng độ tuổi, hơn 70% hộ đạt gia đình văn hóa, 4/6 làng đạt danh hiệu làng văn hóa...

                                                                                          Đinh Hoà

 

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục