Công dân ngành điện bảo dưỡng đường dây.

Công dân ngành điện bảo dưỡng đường dây.

(HBĐT) - Mới bước vào đầu hè, thành phố Hoà Bình đã thường xuyên phải thực hiện cắt điện luân phiên. Tình trạng này được dự báo sẽ còn tiếp tục nếu tình hình thiếu nước ở các hồ thuỷ điện không được cải thiện.  Ngành điện đã tập trung mọi biện pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định. Tuy vậy, một trong những giải pháp được coi là tối ưu trong tình hình hiện nay đó là: sử dụng điện tiết kiệm.

 

Nguyên nhân thiếu điện: Hồ chứa “khát” nước

 

Ông Hà Văn Dần – Giám đốc Điện lực tỉnh cho biết: Sản lượng điện bình quân trên toàn hệ thống hiện đạt khoảng 300 triệu kwh/ngày, với nhu cầu sử dụng điện hiện nay, sản lượng thiếu khoảng 10 – 15 triệu kwh/ngày. Đối với tỉnh ta, sản lượng là 833.000 kwh/ngày, trong đó được phân bổ 710.000 – 713.000 kwh/ngày. Như vậy, mỗi ngày tỉnh ta thiếu từ 128 – 130.000 kwh/ngày.

 

Ngay từ những tháng đầu mùa khô, miền Bắc đã diễn ra những đợt nắng nóng gay gắt, miền Trung, miền Nam nhiệt độ tăng cao. Thiên tai khô hạn diễn ra khốc liệt khiến cho lượng nước về các hồ thủy điện suy giảm mạnh. Theo số liệu quan trắc của Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia, lưu lượng nước về đến các hồ chứa đều thấp hơn trung bình nhiều năm và đạt những giá trị thấp nhất trong lịch sử. Lưu lượng nước đến các hồ Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà giảm nhanh từ giữa tháng 6/2009 và thấp hơn trung bình nhiều năm từ 35 – 65%. Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, diễn biến thời tiết bất thường, nắng nóng và khô hạn xảy ra trên diện rộng, mực nước thủy điện tiếp tục xuống thấp không có nước về bổ sung, các nhà máy thủy điện không đủ nước sản xuất đầy tải cả ngày, khả năng huy động các nguồn điện sẽ càng trở nên hạn chế. Cũng theo EVN, trong 20 ngày kể từ ngày 8/5, nước sẽ ko về hồ Hòa Bình do phải chặn cống dẫn dòng để tích nước hồ Sơn La, do đó, việc cung cấp điện sẽ càng căng thẳng.

 

Ngành điện đã tập trung huy động mọi nguồn điện nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, tuy nhiên, do phụ tải tăng cao, nguồn điện mua của Trung Quốc bị cắt, các nhà máy thủy điện không sản xuất hết công suất vì thiếu nước nên tình hình thiếu điện không thể tránh khỏi, buộc ngành điện phải thực hiện cắt điện luân phiên – Ông Dần cho biết thêm.

 

Giải pháp chính: tiết kiệm điện

 

Tăng cường các biện pháp đảm bảo cung cấp điện ổn định trong những tháng tới là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và các địa phương trong Chỉ thị 424/CT-TTg ngày 5/4/2010.

 

Trước tình hình thiếu điện, thực hiện cắt điện luân phiên đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của doanh nghiệp, người dân. Việc huy động các nguồn điện là cơ bản song vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Mặc dù hạn hán kéo dài nhưng 3 tháng đầu năm, sản lượng điện cung ứng tăng hơn 20% so với cùng kỳ. Theo ông Văn Dần, giải pháp chính hiện nay vẫn là sử dụng tiết kiệm điện. Ngành đã lập kế hoạch cấp điện và tiết kiệm điện hàng ngày. Cùng với việc cấp điện theo sản lượng phân bổ, giảm sản lượng điện ở từng khu vực bằng biện pháp cắt luân phiên đồng thời thực hiện tiết kiệm điệm. Cụ thể đối với doanh nghiệp bố trí không sản xuất vào giờ cao điểm, nghỉ ngày lễ, tết; cơ quan hành chính sự nghiệp tiết giảm 10%; công trình đô thị giảm, cắt hệ thống chiếu sáng công cộng. Hiệu quả nhất là mỗi khách hàng chủ động thực hiện tiết kiệm điện một cách hợp lý theo nhu cầu sản xuất, sử dụng.

 

Hiện việc cấp điện chủ trương ưu tiên cho các cơ quan như công an, quân sự, bệnh viện, PT-TH, phục vụ các hoạt động, sự kiện quan trọng của tỉnh, đảm bảo việc cắt điện luân phiên công bằng giữa các khu vực. Ngành điện mong muốn khách hàng cùng chia sẻ những khó khăn và áp dụng các biện pháp tiết kiệm điện một cách tích cực như tắt các thiết bị điện khi không thực sự cần thiết, không sử dụng các thiết bị có công suất lớn như như bàn là, ấm điện, bình nước nóng… trong giờ cao điểm, bố trí sản xuất vào các giờ thấp điểm từ 22 giờ đến 4 giờ… Ông Hà Văn Dần nhấn mạnh.

 

                                                                                           Thu Hà

 

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục