Vùng chuyên canh rau ngót đen lại thu nhập cao cho bà con nông dân thôn Lộc Môn, xã Trung Sơn

Vùng chuyên canh rau ngót đen lại thu nhập cao cho bà con nông dân thôn Lộc Môn, xã Trung Sơn

(HBĐT) - Từ một xã thuần nông, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp và chăn nuôi, những năm gần đây, diện mạo của Trung Sơn (Lương Sơn) đã có nhiều khởi sắc. Sản xuất CN-TTCN và hoạt động dịch vụ từng bước được mở mang không chỉ tạo bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp mà còn giúp người dân từng bước thay đổi thói quen, tập tục và định hướng ngành nghề trước mắt cũng như lâu dài.

 

Nằm trong chuỗi đô thị Láng - Hòa Lạc - Miếu Môn, trong vùng quy hoạch khu công nghiệp Nam Lương Sơn, có đường Hồ Chí Minh đi qua cùng tiềm năng về lao động, đặc biệt với  vùng núi đá vôi  hơn 560 ha chiếm gần 50% diện tích tự nhiên, đư­ợc quan tâm khai thác, Trung Sơn đã thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Hiện tại, trên địa bàn đã có 5 doanh nghiệp khai thác đá và 3 dự án đang được triển khai đầu tư. Trong đó có các dự án lớn như: Nhà máy xi măng Hòa Bình, Nhà máy xi măng Trung Sơn, trường Trung cấp nghề… đã giải quyết việc làm với thu nhập bình quân 1 triệu đồng/người/tháng cho 445 lao động trong xã.

 

Nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư,  công tác đền bù giải phóng mặt bằng là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, nặng nề, nhưng cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong xã luôn xác định và quán triệt đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, trong đó, cán bộ, đảng viên luôn phải là những người đi đầu gương mẫu. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trong nhân dân, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng để giải quyết kịp thời những tồn tại, vướng mắc, tranh chấp và kiến nghị của người dân. Mọi vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng đều được thông báo rộng rãi, công khai, minh bạch. Bên cạnh đó, cấp uỷ, chính quyền xã phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư  trong việc thực hiện cam kết ưu tiên việc làm cho lao động địa phương và có nhiều giải pháp nhằm thực hiện gắn sản xuất kinh doanh với bảo vệ môi trường. 

 

Những tiềm năng và lợi thế đó cùng các chủ ch­ương, giải pháp phù hợp, mạnh dạn là điều kiện quan trọng để xã Trung Sơn chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ sản xuất thuần nông sang phát triển CN-TTCN và thư­ơng mại dịch vụ.

Đến nay, trên địa bàn xã có 55 cơ sở sản xuất TTCN với các ngành nghề chính như sản xuất gạch xây dựng, mây tre đan, cây cảnh, chổi chít, đồ mộc dân dụng, xay sát, cơ khí, may mặc, dịch vụ vận tải cùng hơn 70 hộ tham gia kinh doanh thương mại đã tạo việc làm ổn định cho 280 lao động tại chỗ.

 

Cùng với việc quan tâm và tạo điều kiện để các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án, cấp uỷ, chính quyền xã luôn chăm lo về vốn, kiến thức và động viên nhân dân tích cực tăng gia sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Toàn xã có 484 hộ được vay trên 5,6 tỷ đồng để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Từ đó, diện tích canh tác được tận dụng triệt để cấy lúa và trồng hoa màu. Năm 2009, năng xuất lúa bình quân của xã đạt 44,1 tạ/ha, ngô bình quân đạt 38,9 tạ/ha. Trung Sơn là xã có diện tích chuyên canh rau ngót lớn nhất huyện, không chỉ đáp ứng nhu cầu trên địa bàn mà còn cung cấp cho nhiều khách hàng lớn ở Hà Nội. Kinh tế từng bước phát triển đã nâng thu nhập của xã lên 10,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,8%. Quốc phòng - an ninh được giữ vững. Văn hóa - xã hội ngày càng tiến bộ với 5/6 xóm và 75,5% hộ được công nhận là khu dân cư tiên tiến và gia đình văn hóa. Trong đó có 3 xóm giữ vững danh hiệu làng văn hoá cấp huyện và 39,7% hộ 3 năm liền được công nhận là gia đình văn hóa.

  

 

                                                                               Đức Phượng

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục