“Không chỉ là tiết kiệm chi phí, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, việc xây dựng tàu điện 1 ray còn là cú huých để đưa ngành cơ khí trong nước phát triển…” - lãnh đạo Vinaconex khẳng định.

 

Vinaconex đang đề xuất triển khai tàu điện 1 ray trên tuyến đường Láng - Hòa Lạc kéo dài đến Nam Hồ Tây (ảnh minh họa)
 
Ý tưởng đầu tư cho dự án tàu điện 1 ray trong những ngày qua đang nhận được sự quan tâm lớn của dư luận trong nước. Vì sao Vinaconex lại đề xuất phương án này và vì sao lại chọn tuyến đường từ Láng - Hòa Lạc kéo dài đến Nam Hồ Tây để thử nghiệm? Xung quanh vấn đề này, ông Đoàn Châu Phong - Phó Tổng Giám đốc Vinaconex cho biết:
 
Về ý tưởng đầu tư tuyến đường sắt trên cao, chúng tôi trình Thủ tướng Chính phủ từ năm 2002, khi bắt đầu triển khai xây dựng tuyến đường Láng - Hoà Lạc. Theo đó, Vinaconex đã đề xuất làm tuyến tàu điện một ray để chỉnh trang toàn bộ tuyến đường cao tốc Láng - Hoà Lạc và đã được Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
 
Chúng tôi chọn tuyến Láng - Hoà Lạc để xây dựng tàu điện 1 ray, ngoài việc muốn xây dựng một tuyến đường mẫu của đô thị Việt Nam, thì còn tận dụng được lợi thế về vị trí đất lưu không tại dải phân cách giữa 2 làn xe cơ giới, nên tiết kiệm được chi phí và thời gian cho việc giải phóng mặt bằng.
 
Nếu xây dựng tàu điện 1 ray, chúng ta sẽ tận dụng được gì ở lợi thế của Việt Nam?
 
Ở các nước, chi phí đầu tư tàu điện 1 ray cho phần xây dựng thường chiếm 60%, 25% cho chi phí thiết bị và 5% chi phí vận hành. Còn ở Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể tiết kiệm được chi phí xây dựng, rút từ 60% xuống khoảng 30% do ứng dụng công nghệ mới mà Vinaconex đang thi công như: công nghệ bê tông dự ứng lực, chi phí nhân công cũng giảm so với ở nước ngoài.
 
Ngoài ra, về đầu tư sản xuất thiết bị, đây cũng là cơ hội cho ngành cơ khí trong nước nội địa hoá các chi tiết như phần ray, vỏ thân tàu; chỉ còn nhập động cơ và phần điều khiển nhưng tôi tin là kể cả phần điều khiển, chúng ta cũng chế tạo được trong nay mai.
 
Như vậy, so với mức đầu tư tàu điện 1 ray trên thế giới, liệu suất đầu tư của chúng ta có cạnh tranh không?
 
Hoàn toàn cạnh tranh, như chúng tôi tính toán sơ bộ, chi phí cho tuyến tàu điện 1 ray trên thế giới, cụ thể như dự án Hita chi Okinawa 2003, suất đầu tư 44 triệu USD/km; Kuala Lumpur 2003: 36 triệu USD/km; tuyến cạnh tranh nhất hiện nay là Urbanaut Incheon - Korea 2008: 18 triệu USD/km… thì ở Việt Nam là 8 triệu USD/km (tương đương 152,9 tỉ đồng) và tổng mức đầu tư toàn tuyến khoảng 5.810 tỉ đồng.
 
So với các phương tiện giao thông khác, tàu điện 1 ray vẫn có suất đầu tư cao hơn, vậy việc thu hồi vốn sẽ được triển khai như thế nào?
 
Khi triển khai dự án, chúng ta thấy vấn đề an sinh ở đây là rất lớn, có thể giải quyết ách tắc giao thông, khuyến khích người dân tham gia phương tiện giao thông công cộng. Còn hiệu quả về tài chính thì cần phải thông qua một dự án nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá phân tích tổng thể về thời gian thu hồi vốn và các dự án đầu tư.
 
Xin cám ơn ông!
 
 
                                                                             Theo DanTri

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục