"Đẩy mạnh sắp xếp doanh nghiệp nhà nước (DNNN) theo hướng DNNN chỉ tập trung vào những ngành, lĩnh vực quan trọng, then chốt mà Nhà nước cần nắm giữ, chấn chỉnh tình trạng tập đoàn, TCty mở quá rộng ngành nghề mới nhưng không liên quan đến ngành nghề chính, làm cho nguồn lực bị phân tán, rủi ro trong kinh doanh.

Việc sắp xếp, cổ phần hoá DNNN phải trên cơ sở cơ chế thị trường là tinh thần chỉ đạo trong kết luận của Bộ Chính trị nhằm chấn chỉnh hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, TCty nhà nước thời gian qua.

Bài học lớn

Theo chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, bài học lớn nhất của vụ sụp đổ tập đoàn kinh tế một thời được coi là hùng mạnh - Vinashin chính là bởi nguyên nhân nội tại trong cung cách điều hành của tập đoàn kinh tế nhà nước, khi được giao quá nhiều quyền lực và đồng vốn, nhưng lại buông lỏng kiểm soát. Việc đầu tư dàn trải, mua sắm tràn lan, không hiệu quả, đồng thời tham gia góp vốn vào quá nhiều Cty vượt quá khả năng kiểm soát của tập đoàn mẹ đã dẫn đến không kiểm soát được vốn, dẫn đến khoản nợ gần bằng tổng tài sản. Đây là bài học rất đau xót!

Rất nhiều
Rất nhiều "ông lớn" đã đầu tư vào bất động sản. Ảnh: Giang Huy

TS Nguyễn Minh Phong - Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội - cho rằng: “Khi đa dạng hóa đầu tư, nhất là trong các lĩnh vực mới mẻ, ít nhiều bản thân DN đánh mất đi lợi thế cạnh tranh vốn có của mình. DN rất dễ mắc sai lầm, thậm chí phải trả giá đắt do sự phân tán các nguồn lực, thiếu kỹ năng thẩm định công nghệ, thiếu các thông tin cập nhật, thiếu kinh nghiệm quản lý và phản ứng thị trường. Việc kiểm soát vốn vào hoạt động đa lĩnh vực là rất phức tạp, nếu làm không tốt thì sự thất thoát, lãng phí và khả năng đổ vỡ tài chính hoàn toàn có thể xảy ra. Các tập đoàn, TCty nhà nước xét cho cùng tiềm lực tài chính có hạn, nhưng đầu tư vốn dàn trải, sẽ buộc DN phải tìm đến các nguồn vốn mới, với những điều khoản thương mại ngặt nghèo. Điều này rất dễ đưa họ sa vào chiếc bẫy nợ nần…”.

Cạnh tranh trên cơ sở thị trường

Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, trên thực tế, các doanh nghiệp nhà nước lớn là các tập đoàn, TCty luôn dùng tiềm lực được Nhà nước dành nhiều ưu đãi để cạnh tranh với những DN nhỏ hơn trong một sân chơi thiếu bình đẳng, đã khiến các DN vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn, lại bị DN lớn bao sân khiến giá thị trường bị thao túng. Chẳng hạn, theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, đến cuối tháng 7.2009, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) ngoài các sản phẩm, dịch vụ liên quan tới viễn thông và công nghệ thông tin, còn mở rộng sang lĩnh vực như dịch vụ quảng cáo, kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng và cơ khí điện lực, còn đầu tư 3.590 tỉ đồng (chiếm 4,82% vốn chủ sở hữu) sang lĩnh vực bất động sản, tài chính-ngân hàng. Tập đoàn Caosu Việt Nam (VRG) cũng không chịu bó khuôn trong lĩnh vực caosu, mà còn nhảy sang ngành cơ khí, quản lý khai thác cảng biển, vận tải, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch nội địa, quốc tế.

TĐ Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) cũng với sang lĩnh vực dịch vụ vận tải biển, thủy điện, tài chính, chế tạo cơ khí và dư nợ phải trả gấp hàng chục lần vốn chủ sở hữu; TCty Hàng hải (Vinalines) và TĐ Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đầu tư ra ngoài lĩnh vực chuyên môn lần lượt là 873,78 tỉ đồng (chiếm 11,8% vốn chủ sở hữu) và 1.786 tỉ đồng (chiếm 16,15% vốn chủ sở hữu).

Mới đây, trong một cuộc trả lời báo chí, một quan chức Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) cho biết: Hiện đầu tư ngoài ngành của tập đoàn này đến thời điểm 30.6.2010 chỉ còn chiếm 0,05% so với tổng tài sản và 1,9% so vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, tập đoàn đang tiến hành tái cơ cấu lại các đơn vị thành viên, chuyển một số lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành trước đây thuộc sở hữu của tập đoàn cho các DN này nắm giữ. Trước đó, tỉ lệ vốn đầu tư ra ngoài ngành của PVN chiếm xấp xỉ 10% trên tổng vốn điều lệ lên tới 118.000 tỉ đồng.

Các chuyên gia kinh tế khẳng định: Các DNNN hiện chiếm giữ tới hơn 50% tín dụng đầu tư Nhà nước, 70% tổng dư nợ quốc gia và hơn 80% tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại, nhưng hiệu quả đầu tư so với lợi thế đều không cao, nếu không muốn nói là thấp nhất so với khu vực tư nhân và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Bộ Chính trị yêu cầu: Thời gian tới, việc sắp xếp, CPH DNNN phải trên cơ sở cơ chế thị trường, các tập đoàn, TCty phải phối hợp với các DN thuộc các thành phần kinh tế trong nước để nâng cao năng lực cạnh tranh.

                                                                                       Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục