Mấy ngày gần đây, các bà nội trợ liên tục choáng vì các mặt hàng thiết yếu như gạo, các loại thịt, cá, rau củ quả… đều tăng giá hàng ngày. Nguyên nhân được các tiểu thương đưa ra là do tình hình bão lũ, giá vàng và USD tăng.

Các mặt hàng đều tăng giá

Ghi nhận tại chợ Khương Trung (quận Thanh Xuân), giá gạo bán lẻ đã tăng từ 10 - 20%, trong đó gạo Bắc Hương được bán với giá 15.000đ/kg, gạo Tám Thái 18.000đ/kg, gạo Tám Điện Biên 16.000đ/kg, gạo Xi 12.000đ/kg, loại gạo rẻ nhất là Tạp Giao bán với giá 11.000đ/kg.

Giá rau xanh đã tăng từ 10-15% (Ảnh: M.N).
Giá rau xanh đã tăng từ 10-15% (Ảnh: M.N).

Bà Nguyễn Thị Mỹ, chủ của hàng gạo đường Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội - cho biết: “Tôi gọi điện lấy gạo các loại, người cung cấp hàng bảo tất cả các loại gạo đã tăng từ 150.000 - 250.000/tấn với lý do bão lũ nên khan hàng”.

Trong “cơn lốc” tăng giá, các loại rau củ quả, thực phẩm tươi sống tăng mạnh nhất. Khảo sát tại chợ Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân), chợ Khâm Thiên (quận Đống Đa), chợ Hà Đông (quận Hà Đông) thịt ba chỉ 70.000đ/kg; bò bắp thường 150.000đ/kg; thịt nạc vai 80.000đ/kg; thịt gà 90.000đ/kg; thịt mông 70.000đ/kg; đùi gà 70.000đ/kg.

Cá chép: 50.000đ/kg; cá quả 70.000 - 120.000 đ/kg; cá trắm tăng 20% dao động từ 60.000 - 130.000đ/kg; su hào 4.000đ/củ; bắp cải 11.000đ/kg; khoai tây 12.000đ/kg; su su 10.000đ/kg. Giá một bát phở ngày thường 15.000đ, nay tăng lên 20.000đ/bát, có nơi 30.000đ/bát.

Theo đánh giá của các tiểu thương tại các chợ, giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm đang tăng từng ngày, đặt biệt là với thịt lợn. Chị Nguyễn Thị Tuyết, chủ quầy thịt tại chợ Hạ Đình cho biết: chưa bao giờ giá thịt lợn lại tăng nhanh như đợt này, mỗi ngày một giá, chúng tôi cũng bất ngờ chứ nói gì người mua”

Chị Hoàng Thị Oanh - một tiểu thương ở chợ Khương Trung lý giải: vàng, đôla tăng vù vù thì thực phẩm không tăng mới là chuyện lạ. Chúng tôi nhập vào tăng thì bán ra cũng phải tăng chứ không thì lỗ vốn. Như cá quả loại nhỏ tháng trước nhập vào chỉ 50.000đ/kg thì tháng này đã 65.000đ/kg. “Tôi cũng sốt hết cả ruột, không dám nhập hàng nhiều. Giá cả đắt đỏ nên mọi người đi chợ cũng tiết kiệm”, chị Oanh nói.

Tại các siêu thị - đang “chạy” Tháng khuyến mại thì chỉ có đồ khô, ăn liền giá không thay đổi, còn rau xanh và thực phẩm tươi sống đều tăng nhẹ khoảng từ 5 - 10%.

“Choáng” vì thứ gì cũng tăng giá

Các bà nội trợ mấy ngày qua liên tục choáng, bởi hầu hết các mặt hàng thiết yếu như gạo, các loại thịt, rau củ quả… đều tăng giá khá cao so với tuần trước. Giá cả tăng khiến họ phải “thắt lưng buộc bụng” suy tính, cân đối lại chi tiêu.

“Thông tin lương tăng mới rục rịch đã thấy lương thực, thực phẩm cái gì cũng tăng. Đi chợ mà cứ như bị mất cắp. Vèo một cái đã hết cả trăm nghìn, thấy chóng hết cả mặt. Tôi không biết phải lên thực đơn cho bữa ăn như thế nào. Công việc thì bận, trước đây tôi thường mua cho 3-4 ngày thì nay phải mua từng bữa ăn”, chị Nguyễn Thị Tư (ngõ 460 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân) - cho biết.

Để tiết kiệm chi tiêu, nhiều người đã hạn chế một cách tối đa những chi phí không cần thiết như: mua sắm quần áo, làm đẹp…, kể cả phải dậy từ sáng sớm tinh mơ để đi chợ. “Giá cả thực phẩm cứ leo thang ầm ầm. Tôi đành phải dậy sớm để mua thịt cá, rau quả ở chợ đầu mối ngã Tư Sở, chứ ra chợ thì đắt lắm”, chị Nguyễn Thị Phượng, nhà ở đường Khương Trung nói.

Nhiều bà nội trợ tỏ ra lo ngại về mức độ tăng giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Không biết từ nay đến Tết giá cả còn leo thang đến mức nào!?

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH thuộc lĩnh vực y tế tại Trung tâm Y tế (TTYT) TP Hòa Bình.

Công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Ngày 24/5, tại thành phố Việt Trì, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ Ba và công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập

Thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Đà Bắc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp đầu tư thâm canh, chuyên canh các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Qua đó không chỉ nâng cao thu nhập mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả.

Huyện Kim Bôi đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí

Là 1 trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) lớn, có ý nghĩa quan trọng hướng đến xây dựng "tam nông” thịnh vượng, Chương trình MTQG xây dựng NTM được cả hệ thống chính trị và người dân các xã huyện Kim Bôi dồn sức hoàn thiện, phấn đấu về đích theo đúng lộ trình.

Cao Phong nỗ lực xây dựng huyện nông thôn mới

Theo kế hoạch, kết thúc nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Cao Phong sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới (NTM). Tính đến thời điểm này, huyện có 8 xã đạt chuẩn NTM và 1 xã đang hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu. Năm 2024, huyện phấn đấu đưa xã Thạch Yên về đích NTM và xã Bắc Phong về đích NTM nâng cao. Cùng với đó, huyện tiếp tục thực hiện 5/9 tiêu chí xây dựng huyện NTM.

Thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ

Trong thời gian qua, hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh có bước chuyển biến tích cực, thể hiện ở tỷ lệ các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn, số lượng và giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ tăng, có nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Từ năm 2018, tỉnh đẩy mạnh hoạt động ươm tạo DN khoa học và công nghệ (KH&CN), hỗ trợ thành lập DN, tổ chức KH&CN. Đến nay, toàn tỉnh có 15 tổ chức KH&CN. Các tổ chức, DN đã ứng dụng công nghệ, kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo lĩnh vực đăng ký.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục