Hàng loạt sản phẩm văn hóa du lịch riêng có của phố cổ Hội An, trong đó nhiều sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu độc quyền, đang bị làm nhái và bày bán khắp nơi

 

Một lần ghé qua “Triển lãm nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam” trên đường Hoàng Quốc Việt - Hà Nội, người viết giật mình khi thấy hàng trăm chiếc đèn lồng Hội An được trưng bày với nhãn hiệu của một... làng nghề phía Bắc.

 
Có những Hội An khác
 
Kể chuyện này với nghệ nhân dân gian Huỳnh Văn Ba, ông lại không hề ngạc nhiên. Ông nói: “Ở TPHCM, Đà Lạt... cũng có đèn lồng mang thương hiệu Hội An nhưng chất lượng thì rất khó xác định. Một khi chất lượng kém, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu đèn lồng Hội An”.
 
Không chỉ đèn lồng, sản phẩm tranh tre, dừa nước của làng Cẩm Thanh (Hội An) cũng đang được bày bán khắp nơi với nguyên liệu tranh tre, dừa nước và đôi tay chế tác của những người chưa bao giờ biết tới rừng dừa Bảy Mẫu.
 
Ông Lê Văn Nhì, người làng Cẩm Thanh, bức xúc: “Tranh tre, dừa nước thì nhiều nơi có nhưng người ta cung cấp cho các khu du lịch với tên tuổi của Cẩm Thanh - Hội An thì sớm muộn gì nghề truyền thống quê mình cũng chết”.
 
 
Nghệ nhân Huỳnh Văn Ba (Hội An) với sản phẩm mới


Nghệ nhân Huỳnh Sướng ở làng mộc Kim Bồng tâm sự: “Cái tên mộc Kim Bồng bị sử dụng khắp nơi. Mặc dù thương hiệu Mộc Kim Bồng - Hội An đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tập thể nhưng tình trạng này hiện không biết cơ quan chức năng nào xử lý”.
 
Dù làng nghề truyền thống này đã từng phản ánh, kiến nghị nhiều lần nhưng ngay tại Hội An vẫn có cơ sở mang tên Mộc Kim Bồng do thợ mộc từ nơi khác về làm...
 

Tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ thương hiệu

Theo nhiều nghệ nhân Hội An, để ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh bằng cách sử dụng “thương hiệu của người khác” cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ, thống nhất để chính quyền ban hành quy định có lợi cho các sản phẩm đã được bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc chưa được bảo hộ tại phố cổ.

Việc xác lập nhãn hiệu đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ở Hội An luôn là vấn đề cấp bách. Đây không chỉ đơn thuần là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà còn là xây dựng, quảng bá một thương hiệu Hội An, cơ sở để các nghệ nhân và các nhà sản xuất tại Hội An có quyền kiện bất cứ nơi nào đánh cắp thương hiệu của mình.

Hội An hiện có rau Trà Quế, đèn lồng, mộc Kim Bồng, yến sào, gốm Thanh Hà đã được bảo hộ độc quyền sản phẩm nhưng chắc chắn trong thời gian tới, tình trạng đánh cắp thương hiệu sẽ còn diễn ra rất phức tạp, đó là chưa kể những sản phẩm văn hóa du lịch chưa được đăng ký sở hữu độc quyền...
 
Làm gì để giữ thương hiệu?
 
Trao đổi với các nghệ nhân và nhà sản xuất tại Hội An, tất cả đều đồng quan điểm cho rằng phải có sự can thiệp của các cơ quan chức năng mới có thể chấn chỉnh tình trạng “mạnh ai nấy làm”.
 
Về phía mình, Hiệp hội Sản xuất và bản thân các nghệ nhân đã đăng ký nhãn hiệu tập thể sẽ phản ánh từng trường hợp cụ thể cơ sở nào sử dụng thương hiệu của mình cho cơ quan thẩm quyền.
 
Tuy nhiên, ông Đỗ Đình Phô, Phó trưởng Phòng Kinh tế TP Hội An, cho rằng: “Sau khi đăng ký bảo hộ, cái lợi là rất lớn nhưng số lượng nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký còn chưa nhiều, chủ yếu vẫn là nhãn hiệu hàng hóa tập thể, còn nhãn hiệu cá biệt thì hầu như chưa có.
 
Bên cạnh đó, một số cơ sở sản xuất chưa thấy lợi ích thiết thực từ việc đăng ký và sử dụng nhãn hiệu tập thể; việc sử dụng nhãn hiệu tập thể in, đính, dán trên các sản phẩm cũng chưa được các thành viên sử dụng nhãn hiệu khai thác hiệu quả”.
 
Về phía cơ quan quản lý, ông Nguyễn Văn Lanh, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin TP Hội An, nói: “Một số vụ liên quan đến thương hiệu sản phẩm xảy ra gần đây đã đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết cho công tác quản lý và ảnh hưởng không nhỏ đến ngành kinh tế du lịch vốn là du lịch văn hóa tại Hội An”.
 
Hội An từng ban hành những quy chế đặc thù về quản lý, kinh doanh, hướng dẫn tham quan, tu sửa, tôn tạo phố cổ, quy chế về biển hiệu, phố đi bộ... nhưng chưa có một quy chế cụ thể về quản lý hình ảnh, thương hiệu của sản phẩm văn hóa ẩm thực, văn hóa du lịch trên cơ sở thực tế.
 
 
 
                                                                                           Theo NLĐ

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH thuộc lĩnh vực y tế tại Trung tâm Y tế (TTYT) TP Hòa Bình.

Công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Ngày 24/5, tại thành phố Việt Trì, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ Ba và công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập

Thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Đà Bắc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp đầu tư thâm canh, chuyên canh các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Qua đó không chỉ nâng cao thu nhập mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả.

Huyện Kim Bôi đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí

Là 1 trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) lớn, có ý nghĩa quan trọng hướng đến xây dựng "tam nông” thịnh vượng, Chương trình MTQG xây dựng NTM được cả hệ thống chính trị và người dân các xã huyện Kim Bôi dồn sức hoàn thiện, phấn đấu về đích theo đúng lộ trình.

Cao Phong nỗ lực xây dựng huyện nông thôn mới

Theo kế hoạch, kết thúc nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Cao Phong sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới (NTM). Tính đến thời điểm này, huyện có 8 xã đạt chuẩn NTM và 1 xã đang hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu. Năm 2024, huyện phấn đấu đưa xã Thạch Yên về đích NTM và xã Bắc Phong về đích NTM nâng cao. Cùng với đó, huyện tiếp tục thực hiện 5/9 tiêu chí xây dựng huyện NTM.

Thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ

Trong thời gian qua, hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh có bước chuyển biến tích cực, thể hiện ở tỷ lệ các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn, số lượng và giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ tăng, có nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Từ năm 2018, tỉnh đẩy mạnh hoạt động ươm tạo DN khoa học và công nghệ (KH&CN), hỗ trợ thành lập DN, tổ chức KH&CN. Đến nay, toàn tỉnh có 15 tổ chức KH&CN. Các tổ chức, DN đã ứng dụng công nghệ, kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo lĩnh vực đăng ký.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục