(HBĐT) - Lợn bản địa đã được bà con dân tộc ở vùng cao, sâu, xa của huyện Lạc Sơn chăn nuôi từ lâu đời. Do quá trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng nên nhiều năm lại đây, giống lợn bản địa ở Lạc Sơn có nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc thoái hóa về gen, chỉ còn lại số ít hộ ở các xã vùng cao nuôi giống lợn này.

 

Với mục đích bảo tồn nguồn gen và đồng thời phát triển, nhân rộng giống lợn bản địa trở thành lợn thương phẩm có giá trị kinh tế cao, bắt đầu từ tháng 4/2010, Phòng Công thương huyện đã khảo sát thực tế và triển khai xây dựng mô hình “Phát triển, nhân rộng giống lợn bản địa tại xã Văn Nghĩa”.

 

Đề tài đã được Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN và Hội đồng KH&CN huyện chấp thuận. Bước đầu, Ban điều hành dự án đã chọn 3 hộ tại xóm Tre, xã Văn Nghĩa để thực hiện, đó là các hộ ông Quách Uy, Quách Văn Hùng và hộ Bùi Thị Lan. Cả 3 hộ này đều có khả năng tài chính cũng như một số kinh nghiệm nhất định trong nuôi giống lợn bản địa từ trước đây. Theo ông Quách Uy, trước đây vài năm, ông đã có ý tưởng phát triển giống lợn bản địa với quy mô lớn nhưng không thể thực hiện được do thiếu vốn. Mô hình hiện nay mà ông đang làm đã đi chậm hơn so với nhiều nơi khác.

 

Các hộ trong mô hình đã được hỗ trợ 30 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học của tỉnh để tập trung mua giống, đầu tư áp dụng các tiến bộ khoa học vào chăn nuôi nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao mà không ảnh hưởng đến chất lượng thịt của giống lợn bản địa. Ngoài số vốn được hỗ trợ, các hộ đã phải bỏ vào mô hình này 26 triệu đồng để cải tạo, xây dựng chuồng trại phù hợp tiêu chuẩn mô hình yêu cầu. Bên cạnh đó là đầu tư mua cám, trấu và rau làm thức ăn cho lợn. Những con giống của các hộ đang nuôi đều được lựa chọn kỹ càng, đúng giống thuần bản địa và đa số được lấy từ các xóm vùng cao của huyện đem về, do vậy, giá lợn đắt so với lợn bình thường. Hiện nay, gia đình ông Quách Uy đã nuôi tổng cộng 11 con lợn bản địa và đây là con đực để phối giống với 10 con cái khác. Trong số đó có 2 con lợn nái đã được lai từ lợn rừng. Đây cũng là một biện pháp sáng tạo trong cách lai ghép các giống lợn có chất lượng cao với nhau nhằm tạo ra một thế hệ giống mới nổi trội hơn về mọi mặt.

 

Phòng Công thương huyện Lạc Sơn triển khai mô hình này tại xã Văn Nghĩa bước đầu đem lại thành công đã tạo sự phấn khởi cho các hộ chăn nuôi và được chính quyền hết sức ủng hộ. Tới đây, nếu mô hình thành công như mong đợi, Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH và CN thuộc Sở KH&CN sẽ cùng với Phòng Công thương huyện Lạc Sơn tiếp tục nghiên cứu để nhân rộng mô hình ra nhiều hộ, nhiều nơi khác nhằm giúp cho nông dân có việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần XĐ-GN ở địa phương.

 

                                                                         Bùi Công Nhắn

                                                                      (Đài TT-TH Lạc Sơn)

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục