Điều WWF muốn đạt được trong đàm phán với VN là “chào bán” bằng được chứng nhận về nuôi cá tra bền vững - ASC

 

Ngày 16-12, đại diện các cơ quan chức năng VN gồm Tổng cục Thủy sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), Hội Nghề cá VN tiếp tục làm việc với người đứng đầu Chương trình Thủy hải sản toàn cầu của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), ông Mark Powell, về hợp tác xây dựng quy trình nuôi cá tra bền vững tại VN.

 
“Dọn đường” để đạt mục đích
 
Sau buổi làm việc, ông Mark Powell cho biết cả hai phía cùng nhau bàn thảo để sớm ký kết bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác chung về nuôi cá tra bền vững. Ông Powell “quảng cáo”: “Dựa vào dự án của chúng tôi (chứng nhận về nuôi cá tra bền vững tại VN - ASC do WWF VN xây dựng – PV) để đạt được kết quả tốt đối với cá tra VN.
 
Có nhiều dự án đang tiến hành theo mô hình này và được hỗ trợ bởi đồng nghiệp chúng tôi hay từ các dự án của Mỹ”. Theo ông Mark Powell, WWF hứa hỗ trợ kinh phí cùng chuyên gia tư vấn giúp VN xây dựng kế hoạch tìm kiếm tài chính để biến việc này thành hiện thực.
 
Dù còn đợi phía VN “gật” thì lời “chào hàng” của WWF mới thành hiện thực. Thế nhưng như một cách “dọn đường” trước, ngày 15-12, WWF VN đơn phương đưa ra tuyên bố đã đi đến một thỏa thuận về sự hợp tác giữa các bên hướng tới sự sản xuất bền vững, có chứng chỉ của ngành công nghiệp cá tra/basa tại VN.
 
 
Thu hoạch cá tra ở ĐBSCL. Ảnh: NGỌC TRINH


Thông cáo của WWF VN nêu: “Một phần của thỏa thuận này nhằm ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ VN hướng tới phát triển bền vững. WWF đã đưa cá tra/basa vào một danh mục mới “Hướng tới đạt chứng chỉ” trong Cẩm nang hướng dẫn người tiêu dùng thủy sản 2010-2011”.
 

Thông tin WWF 6 nước (Đức, Áo, Thụy Sĩ, Bỉ, Na Uy và Đan Mạch) sẽ rút sản phẩm cá tra ra khỏi danh sách đỏ vào ngày 16-12 đã không diễn ra trong thực tế.

WWF còn nhấn mạnh: Danh mục “Hướng tới đạt chứng chỉ” này mang ý nghĩa WWF khuyến khích người tiêu dùng thủy sản tiếp tục mua cá tra/basa để hỗ trợ cho quá trình hoàn thiện chứng chỉ. Danh mục mới này được tạo ra nhằm thể hiện một xu hướng tiến bộ trong ngành nuôi cá tra/basa.
 
VN chưa hiểu ASC
 
Trả lời báo chí về kết quả của buổi làm việc, TS Phạm Anh Tuấn, Tổng cục phó Tổng cục Thủy sản (Bộ NN - PTNT), cho biết hai bên cùng thống nhất việc hợp tác trong tiến trình đưa cá tra VN hướng đến tiêu chuẩn toàn cầu về môi trường và phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, theo ông Tuấn, cuộc họp vẫn chưa đi đến thỏa thuận cuối cùng vì còn một số điều khoản chưa đồng thuận.
 
Một điểm đáng chú ý mà WWF muốn đạt được trong đàm phán với VN và cũng là mục đích quan trọng của chuyến công du của ông Mark Powell là “chào bán” bằng được ASC.
 
Ông Tuấn cho biết: “Có thể tạm hiểu nếu VN áp dụng ASC thì phải trả tiền chứng nhận cho WWF. WWF muốn đi thẳng vào vấn đề này nhưng chúng tôi chưa nhất trí do chưa hiểu ASC vì quá trình xây dựng không được tham gia”.

Cần có công nghệ riêng

Ông Lê Ngọc Thành, Giám đốc Công ty Canada Thái Bình Dương (TPHCM), cho rằng sự cố cá tra VN bị bôi nhọ đã đặt ra cho ngành nuôi trồng thủy sản VN nói chung và cá tra nói riêng những vấn đề cần phải làm sớm.
 
Đó là môi trường trong cách nuôi hiện nay của VN rất dễ trở thành “tâm điểm” để các tổ chức “soi” vào.
 
Vì vậy, dù chất lượng cá tra VN đã được bảo đảm trên phạm vi toàn cầu nhưng ngành nuôi cá tra VN cũng cần mổ xẻ ASC để xem họ đang tập trung vào lĩnh vực gì.
 
Ông Thành kiến nghị các bộ, ngành chức năng VN cần phối hợp cùng các hiệp hội, người nuôi và các nhà khoa học xây dựng một quy trình, công nghệ riêng của VN bảo đảm các tiêu chí của tài liệu phát triển thủy sản bền vững (CoC) của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), cũng như phù hợp với các tiêu chí khác của các tổ chức phi chính phủ nhằm tránh việc bị chĩa “mũi dùi” từ những mục đích khác nhau.
 
Đồng thời, tiến hành quảng bá phương pháp và cách nuôi bền vững của VN ra thế giới để không phụ thuộc vào những “áp đặt” của đủ loại chứng nhận khác nhau...

 

                                                                                       Theo NLĐ

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục