Các động thái quyết liệt của Bộ Công Thương liệu có thể làm giá cả dịp cuối năm không tăng đột biến?

Các động thái quyết liệt của Bộ Công Thương liệu có thể làm giá cả dịp cuối năm không tăng đột biến?

Liên tiếp trong 2 ngày 16 - 17.12, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính có những động thái quyết liệt để quản lý, điều hành và kiềm chế giá - nhất là dịp cuối năm và dịp Tết Nguyên đán.

 

Tuy nhiên, điều mà người dân kỳ vọng là các cơ quan sẽ làm gì để kiểm tra, kiểm soát và ngăn chặn kịp thời hiện tượng té nước theo mưa bằng việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu.

Quyết liệt bình ổn

Trong khi các DN kinh doanh xăng dầu đang lỗ nặng thì Bộ Công Thương ấn định một chủ trương nhất quán cho các DN là: Không tăng giá xăng dầu bán lẻ ít nhất là từ nay đến Tết Nguyên đán. Thậm chí bộ này còn khẳng định nếu có hiện tượng cây xăng nào dừng bán, vi phạm quy định sẽ bị xử lý nghiêm, thậm chí có thể sử dụng biện pháp cao nhất là rút giấy phép vĩnh viễn đối với cây xăng đó. Cùng với mặt hàng này, mặt hàng sữa (diện quản lý giá) cũng được bình ổn hết năm 2010.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng khí dầu mỏ và các loại khí hydrocarbon. Theo đó, ngay từ ngày 17.12, mặt hàng này được giảm thuế nhập khẩu xuống còn 2%. Đại diện bộ này khẳng định đây là động thái nhằm giảm sức ép đối với mặt hàng gas đang tăng đột biến về nhu cầu dịp cuối năm và dịp tết. Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) đã ra công điện khẩn gửi các chi cục QLTT tăng cường quản lý việc dự trữ hàng hóa, chống việc đầu cơ tăng giá, đẩy giá lên cao bất hợp lý.

Đặc biệt, Hà Nội cũng đã chủ trương nâng từ 360 điểm bán hàng bình ổn giá lên 1.000 điểm hoặc hơn nữa. Cụ thể, UBND TP.Hà Nội khẳng định để quyết liệt thực hiện bình ổn giá, Năm 2010, thành phố dự kiến tổng dự trữ hàng bình ổn giá gồm 6.400 tấn gạo, 2.080 tấn thịt, 800 tấn thủy sản, 1.200 tấn thực phẩm chế biến, 4.000 tấn rau quả, 240.000 lít dầu ăn, 240 tấn đường...

Cần ngăn chặn “té nước theo mưa”

Theo các chuyên gia, thị trường sẽ không có biến động lớn nếu như các biện pháp được thực hiện chặt chẽ. Cụ thể, sẽ chỉ có một lượng hàng hóa nhỏ tăng nhẹ do tỉ giá USD tăng. Còn lại, các yếu tố đầu vào như xăng dầu, điện, than... đều đã được bình ổn. Do vậy việc nơi này nơi kia tăng giá là không chính đáng.

Chính vì thế, các chuyên gia cho rằng việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá và đặc biệt là ngăn chặn hiện tượng té nước theo mưa là đặc biệt cần thiết. Trao đổi với báo giới sáng 17.12, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa cho biết: Từ ngày 1.1.2011 trong báo cáo thường kỳ (ngày, tuần, tháng) của sở tài chính sẽ phải bổ sung thêm nội dung về tình hình chuẩn bị hàng hóa phục vụ tết. Đồng thời đánh giá về khả năng cung ứng hàng hóa và việc thực hiện bình ổn giá tại địa phương.

Bộ Tài chính đã đưa ra 5 giải pháp trực tiếp về quản lý, điều hành giá. Trước mắt, trong dịp Tết Tân Mão và quý I/2011 sẽ giữ ổn định giá: Điện, than bán cho các hộ tiêu dùng lớn, khí, nước sạch... các dịch vụ công quan trọng như y tế, giáo dục. Sử dụng các công cụ phí, thuế, quỹ bình ổn giá để bình ổn giá xăng dầu và một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính sẽ chủ động sử dụng nguồn ngân sách dự phòng hỗ trợ các DN kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, đủ điều kiện, dự trữ hàng hóa đáp ứng nhu cầu bình ổn giá nhất là các thời điểm diễn ra lễ, tết...
 
 
                                                                                  Theo Laodong
 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục