Người dân xã Độc Lập được hỗ trợ mua máy cày dắt tay phục vụ sản xuất nông nghiệp

Người dân xã Độc Lập được hỗ trợ mua máy cày dắt tay phục vụ sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, huyện Kỳ Sơn có 2 xóm Bình Tiến, Dối, xã Dân Hạ và xã vùng cao Độc Lập được hưởng lợi. Đây là 2 xã ĐBKK, đời sống kinh tế dân sinh kém phát triển, trình độ dân trí còn hạn chế, giao thông đi lại không thuận lợi, tỉ lệ hộ nghèo chiếm trên 50%. Qua 5 năm triển khai Chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010), hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất đã đầu tư trên 1 tỉ đồng, góp phần tạo ra môi trường thuận lợi co người dân trong vùng tiếp cận tiến bộ KHKT, biết cách làm ăn mới, khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương.

 

5 năm qua (2006 - 2010), bằng nguồn vốn chương trình 135 giai đoạn II trên 1 tỉ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất, Phòng NN&PTNT huyện phối hợp với các ngành liên quan và chính quyền các xã tiếp tục triển khai hỗ trợ giống keo lai cho 340 hộ xã Độc Lập, tổ chức 6 tập huấn chuyển giao KHKT cho 240 lượt hộ nghèo, mua 31 máy sản xuất nông nghiệp và xây dựng 11 mô hình KNKL với gần 300 hộ tham gia. Trong đó có 3 mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản, 1 mô hình trồng đậu tương đông, 1 mô hình trồng luồng, 2 mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, 1 mô hình chăn nuôi cá và 3 mô hình chăn nuôi lợn rừng thuần chủng. Toàn bộ máy móc phục vụ phát triển sản xuất, cây, con giống, phân bón...người dân được quyền tự lựa chọn sao cho phù hợp với đất đai, công năng, hiệu quả sử dụng thông qua khâu kiểm định chất lượng kỹ thuật và giá cả của các ngành chức năng. Đây là hướng đi mới trong công tác hỗ trợ phát triển sản xuất ở huyện Kỳ Sơn, được người dân hoan nghênh hưởng ứng. Cách làm này thể hiện sự tôn trọng và quyền làm chủ của nhân dân, tránh xảy ra tình trạng tiêu cực, trong quá trình cung cấp, hỗ trợ công cụ, cây con giống phục vụ sản xuất gieo trồng đối với các ngành chức năng và địa phương.

 

Ông Đinh Đăng Điện, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết: Chương trình 135 giai đoạn I đã góp phần đáng kể trong việc tạo đà phát triển kinh tế vùng sâu, xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp đến, Chương trình 135 giai đoạn II là nguồn lực thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng toàn diện. Nhờ vậy, đời sống vật chất, tinh thần của bà con được thay đổi rõ nét. Nếu như năm 2006, tỉ lệ hộ nghèo ở các xã, thôn ĐBKK còn trên 50% thì đến năm 2010 giảm xuống còn 34,38%.

 

Có thể nói, từ việc thực hiện chương trình 135 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong 5 năm qua tại huyện Kỳ Sơn đã góp phần đẩy mạnh thâm canh sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, tăng thêm nguồn thu nhập cho người nông dân. Bên cạnh đó, người nông dân đã biết kết hợp một cách hài hoà giữa việc sử dụng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, biết hạn chế tối đa việc sử dụng các chất hoá học có hại đến môi sinh, môi trường và sức khoẻ con người. Ngoài ra, tạo nền nông nghiệp có cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý phù hợp với đặc điểm và điều kiện tự nhiên của địa phương.

 

 

                                                                                          Hải Linh

 

 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục