Nông dân xã Kim Bôi (Kim Bôi) thực hiện quy trình che phủ nilon để bảo vệ giống lúa đảm bảo gieo cấy đúng thời vụ.

Nông dân xã Kim Bôi (Kim Bôi) thực hiện quy trình che phủ nilon để bảo vệ giống lúa đảm bảo gieo cấy đúng thời vụ.

(HBĐT) - Thời tiết rét đậm, rét hại đã ảnh hưởng đến sản xuất vụ chiêm-xuân năm 2011. Đặc biệt, hiện tượng mạ chết, hỏng do nhiệt độ xuống quá thấp và nấm bệnh đã xảy ra ở một số địa phương trong tỉnh. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn ông Nguyễn Hồng Yến - Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT).

 

PV: Xin ông đánh giá ảnh hưởng của rét đậm, rét hại tới sản xuất vụ chiêm - xuân trên địa bàn tỉnh như thế nào?

 

Ông Nguyễn Hồng Yến: Sản xuất vụ chiêm - xuân năm nay của tỉnh ta gặp khá nhiều bất lợi do tình hình hạn hán kéo dài, lượng nước phục vụ sản xuất ở các hồ, đập chỉ đáp ứng được khoảng 60% diện tích. Đặc biệt, thời tiết đang tiếp tục ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, trời nhiều mây, rét đậm, rét hại kéo dài. Có nơi nhiệt độ xuống tới 7,20c. Ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của bà con nông dân.

 

Sản xuất vụ chiêm - xuân trên địa bàn tỉnh dự kiến gieo cấy trên 15.000 ha  gồm: trà lúa sớm từ cuối tháng 11 đến giữa tháng 12/2010, chiếm khoảng 5% diện tích; chính vụ từ trung tuần tháng 12/2010 đến 25/1/2011, chiếm 45% diện tích và trà lúa muộn gieo mạ từ 25/1 đến 5/2, chiếm khoảng 55% diện tích. Qua kiểm tra diện tích mạ đã gieo có khoảng 3/240 tấn giống lúa đã gieo bị chết, chủ yếu ở trà lúa chính vụ tập trung ở thành phố Hòa Bình và huyện Lạc Thuỷ (tương ứng với 3 ha theo quy trình kỹ thuật) do bà con nông dân không phủ nilon hoặc che phủ không đúng kỹ thuật tạo môi trường về nhiệt độ, độ ẩm phù hợp cho các vi sinh vật như nấm gây bệnh lúa von, đốm vòng, thối bẹ, phồng lá, tiêm lửa, khô vằn, bạc lá, đen lép hạt… gây hại.

 

Theo dự báo, thời tiết rét đậm, rét hại sẽ tiếp tục kéo dài đến cuối tháng 1/2011 nên diện tích lúa, mạ sẽ còn tiếp tục bị bị ảnh hưởng. Vì vậy bà con nông dân cần lưu ý, diện tích mạ đã gieo và khi xuống giống diện tích còn lại của vụ chiêm - xuân phải che phủ nilon theo đúng quy trình kỹ thuật để chống rét, phòng dịch bệnh có hiệu quả

 

PV: Xin ông cho biết những biện pháp để đảm bảo thắng lợi trong sản xuất vụ chiêm - xuân năm nay?

 

Ông Nguyền Hồng Yến: Nhằm đảm bảo đủ lượng giống cấy trong khung thời vụ tốt nhất, Chi cục Bảo vệ thực vật đã có văn bản đề nghị phòng NN&PTNT, trạm KN-KK, phòng Kinh tế, Trung tâm khuyến khích phát triển và trạm BVTV các huyện, thành phố phối hợp chỉ đạo cơ sở và hướng dẫn bà con nông dân tập trung đảm bảo tiến độ gieo mạ theo đúng lịch thời vụ. Phổ biến rộng rãI quy trình kỹ thuật gieo mạ sản đến nông dân. Chú ý che phủ ni lon phòng - chống rét theo đúng quy trình kỹ thuật. Các trạm BVTV tiếp tục thu thập các mẫu giống lúa phổ biến tại địa phương kiểm tra tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ hạt nhiễm bệnh, hạt chết do bệnh.

 

Những lô hạt giống nhiễm bệnh phải khuyến cáo các biện pháp xử lý hạt giống khi ngâm ủ, bằng nước muối 15%: pha 1,5 kg muối trong 10 lít nước sạch, khuấy đều cho tan hết muối. Dùng quả trứng gà mới đẻ kiểm tra nồng độ muối, nếu quả trứng gà chìm hẳn là muối loãng, cho thêm muối. Nếu trứng nổi hẳn là muối quá đậm, cần cho thêm nước. Nếu trứng nửa chìm, nửa nổi là nồng độ muối thích hợp có thể dùng để xử lý hạt giống. Tuỳ lượng hạt giống cần gieo để tính khối lượng nước muối cho phù hợp, đảm bảo ngâm chìm toàn bộ hạt giống. Ngâm hạt trong nước muối khoảng 10 phút, sau đó vớt ra rửa sạch mặn rồi đem ngâm ngủ bình thường. Xử lý bằn nước vôi trong: dùng 200-300 g vôi cục hoặc 400-500 g vôi mới tôi, hòa tan trong 10 lít nước, để lắng 15-20 phút rồi lọc lấy 6-7 lít nước trong để ngâm 6-7 kg lúa giống. Căn cứ lượng giống để tính lượng nước vôi phù hợp. Thời gian ngâm từ 10-12h  sau đó rửa sạch hạt, ngâm tiếp trong nước sạch đến khi hạt sưng mép. Xử lý bằng hóa chất: thóc giống sau khi ngâm đủ nước, hạt giống sưng mép, rửa sạch để ráo nước, sử dụng một trong các loại thuốc như Rovral, Benomyl, Thiram, Tilt super… trừ nấm; Starner, Sasa… để trừ vi khuẩn. Cứ 10 kg giống cần dùng 20-30 gam thuốc, pha trong 1 lít nước, trộn đều thuốc đã pha với giống rồi đem ủ bình thường. Nếu lượng giống quá nhiều có thể pha thuốc vào bình phun sương, trải giống lên tấm nilon, phun thuốc theo từng lớp hạt.

 

Đối với diện tích mạ đã gieo cần thường xuyên điều tra phát hiện sâu bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời. Đặc biệt chú ý các ổ bệnh đạo ôn và hiện tượng nấm bệnh trên mạ. Những ruộng mạ đã xuất hiện bệnh cần: huỷ bỏ những luống mạ bị bệnh quá nặng không có khả năng phục hồi. Sử dụng các loại thuốc như Anvil, Tilt supe, Thiram, Benlate… phun trừ các ổ bệnh. Những ruộng bị nặng phun kép 2 lần đảm bảo cây mạ sạch bệnh khi đưa ra ruộng sản suất. Cũng xin lưu ý các địa phương và bà con nông dân, để đảm bảo diện tích, năng xuất, sản lượng vụ chiêm - xuân cần linh hoạt trong thâm canh để chuyển đổi cơ cấu cây trồng tới từng thôn xóm, cánh đồng cho phù hợp với điều kiện thời tiết và thuỷ lợi

 

PV: Xin cảm ơn ông

                                                                                    Đức Phượng

                                                                                    (Thực hiện)

 

Các tin khác


Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục