Các hộ dân ở xóm Nà Mười, xã Mường Chiềng ( Đà Bắc) phát triển đàn dê cho hiệu quả kinh tế cao.

Các hộ dân ở xóm Nà Mười, xã Mường Chiềng ( Đà Bắc) phát triển đàn dê cho hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Mường Chiềng là một xã vùng cao khó khăn của huyện Đà Bắc, phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào chăn nuôi, nông nghiệp. Nhưng thiên tai, địch hoạ, dịch bệnh và diện tích canh tác ít đã đặt ra nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế của người dân. Khắc phục khó khăn bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi và áp dụng tiến bộ KH – KT vào sản xuất là hướng đi đúng mà Mường Chiềng đã tiến hành thành công trong năm 2010.

 

“Năm 2010, thu nhập bình quân của xã đã tăng lên 7 triệu đồng, toàn xã chỉ còn 22,4% hộ nghèo. Hệ thống đường giao thông nông thôn đã được kiên cố hoá đến từng hộ dân. 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường được đi học. Bộ mặt thôn, xóm được xây dựng ngày càng khang trang”. Không giấu niềm tự hào, đồng chí Xa Mạnh Hùng đã cởi mở chia sẻ với chúng tôi những đổi thay trên mảnh đất vùng cao Mường Chiềng. Đó là kết quả từ những nỗ lực không ngừng của chính quyền, nhân dân trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi, áp dụng tiến bộ KH – KT vào sản xuất.

 

Mường Chiềng hiện chỉ có 64 ha cấy lúa nước nhưng cũng thường xuyên rơi vào tình trạng hạn hán, sâu bệnh, chuột hại. Diện tích canh tác phân tán nhỏ lẻ, men theo các sườn đồi đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấy trồng, chăm sóc. Để khắc phục việc thiếu đất canh tác, chính quyền đã hướng dẫn người dân tích cực đầu tư, cải tạo diện tích cây lúa nước, xây dựng hệ thống kênh mương đảm bảo cho sản xuất 2 vụ. Xã đã tích cực chuyển đổi cơ cấu giống bằng khảo sát, thí điểm các loại giống lúa thuần có năng suất và chất lượng gạo như như giống lúa DS – 1, giống lúa BC – 15. Qua thử nghiệm thấy đây là những giống lúa mới có phẩm chất tốt, năng suất cao nên đã được bà con nhân rộng gieo trồng trong vụ mùa năm 2010. Do gieo trồng đúng thời vụ, chăm sóc tốt nên mặc dù thời tiết năm 2010 khá khắc nghiệt, chuột phá hoại nhưng Mường Chiềng vẫn đảm bảo năng suất lúa đạt 54 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 693 tấn. Bên cạnh đó, Mường Chiềng đã tăng diện tích cây ngô lai cho năng suất cao, tập trung ở xóm Kế với 130 ha. Ngoài ra, bà con còn tận dụng diện tích đất khô hạn, đất đồi để sản xuất cây màu như: đậu tương, lạc…bằng hình thức thâm canh, cải tạo đất theo các hướng dẫn kỹ thuật đã được chuyển giao. Qua đó đã nâng tổng sản lượng cây có hạt năm qua lên 1183 tấn.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, ngoài chăm sóc và bảo vệ gần 90 ha rừng, người dân Mường Chiềng đã tích cực trồng rừng, trồng xen kẽ các loại cây như xoan, luồng….Thực hiện tốt công tác phòng - chống cháy rừng, năm 2010, trên địa bàn không xảy ra vụ cháy rừng nào; hiện tượng khai thác, buôn bán lâm sản trái phép đã được chấm dứt....an, luouc 10.000 con gia ca

 

Dẫn chúng tôi đi thăm các mô hình phát triển kinh tế ở xóm Nà Mười, đồng chí Xa Mạnh Hùng cho biết thêm: Song song với chuyển dịch cơ cấu cây trồng cho phù hợp với tình hình thực tế,năm qua, xã đã chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm, tận dụng đồng cỏ, tăng thêm thu nhập. Hiện nay, tổng đàn trâu, bò của xã đã lên đến hơn 1.100 con, lợn trên 1.200 con, 10.000 gia cầm và trên 200 con dê. Để đảm bảo việc phát triển chăn nuôi, chính quyền và nhân dân Mường Chiềng chú trọng công tác phòng dịch cho đàn gia súc, gia cầm. Việc tiêm phòng cho gia súc, gia cầm luôn đạt tỷ lệ cao, năm 2010 không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn. Vài năm lại đây, nhận thấy nuôi dê và nuôi lợn bản địa có hiệu quả kinh tế cao nên đã có nhiều hộ dân ở xóm Nà Mười, Nà Sại…triển khai thí điểm mô hình này. Tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, dễ chăm sóc, nhu cầu của thị trường đang rất lớn đảm bảo đầu ra, lợi nhuận cao…nên mô hình nuôi dê, nuôi lợn bản địa đang được các hộ dân ở Mường Chiềng nhân rộng.

 

Những kết quả đáng phấn khởi trên lĩnh vực phát triển kinh tế năm qua là điều kiện quan trọng, động lực to lớn để chính quyền và nhân dân Mường Chiềng phấn đấu đạt tổng giá trị sản phẩm xã hội năm 2011 đạt 18 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 13%, thu nhập bình quân đầu người tăng lên 9 triệu đồng.

                                                                                               

 

                                                                                             Dương Liễu

 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục