Người Việt vẫn dùng ngoại tệ (ảnh minh hoạ).

Người Việt vẫn dùng ngoại tệ (ảnh minh hoạ).

Giá vàng và USD sau một thời gian dài “làm mưa làm gió” khiến thị trường tiền tệ không chỉ khuynh đảo, mà kéo theo hệ lụy cả xã hội bị cuốn theo chiều giá.

 

Người ít tiền thì chăm chăm theo dõi biến động giá để mong kiếm lời theo kiểu cò con, doanh nghiệp thì kêu trời vì độ doãng của tỉ giá giữa ngân hàng và thị trường tự do, trong khi ngân hàng không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Đến thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố gói giải pháp trong điều hành chính sách tiền tệ. Sự vào cuộc của NHNN có xoá được tình trạng kinh doanh vàng và USD trên thị trường tự do hay không? Đến bao giờ người Việt chỉ dùng tiền Việt? Đó là băn khoăn của bạn đọc Nguyễn Đức Hoàng (Hà Nội) gửi đến toà soạn.

Báo chí mới chỉ đưa tin sắp tới “vàng miếng” sẽ không còn... tự do”, NHNN sẽ xoá kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do, giá vàng trên thị trường đã có phần tăng, giảm trong biên độ ngắn. Mấy ngày hôm nay, người dân đâu đâu cũng bàn tán chuyện không được mua bán vàng tự do nữa.

Thậm chí, ngay tại một số cửa hàng kinh doanh vàng bạc còn có người đứng sẵn ngoài cửa hàng “rỉ rả” câu chuyện này và còn đưa ra lời khuyên bán ngay kẻo mai kia bán cho Nhà nước sẽ còn thấp hơn. Người dân thiếu thông tin rơi vào tâm trạng hoang mang, khiến giá vàng trên thị trường tự do sẽ rơi  vào “lộ trình” mà người kinh doanh sẽ nắm phần lợi.

Mặc dù báo chí chưa đưa tin việc sẽ xoá cả điểm kinh doanh USD trên thị trường tự do như vàng, nhưng việc xoá kinh doanh USD tự do cũng nằm trong gói giải pháp điều hành chính sách tiền tệ năm 2011, trong đó có biện pháp để các tổ chức, cá nhân bán ngoại tệ cho ngân hàng, bước khởi đầu là các doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước. Với giải pháp này thì các cửa hàng đang được phép mua bán USD có bị xoá sổ như kinh doanh vàng miếng?

Mặc dù NHNN đã nâng tỉ giá giữa USD/VND thì giá giữa thị trường tự do với tỉ giá công bố của NH vẫn giữ một khoảng chênh như thời điểm khi NHNN chưa ra quyết định nâng tỉ giá. Ví dụ chiều 28.2, tôi gọi điện đến một NH hỏi mua USD giá bao nhiêu, câu trả lời là NH mua đúng theo tỉ giá giao dịch ngày hôm nay (20.870), tôi liền điện thoại đến Tổng đài 80111005 thì được trả lời là giá USD thị trường tự do vào lúc 15h là 21.850-21.900.

Như vậy thì ngay việc các tập đoàn, doanh nghiệp đang phải thực hiện việc bán USD cho NH cũng gây phần thiệt bởi tỉ giá chênh khá cao, bởi trên thị trường vẫn tồn tại các điểm kinh doanh ngoại tệ. Cuối năm 2009, NHNN cũng đã có thông tư 26, nội dung tương tự, có nghĩa là các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước phải bán ngoại tệ cho NH, khởi đầu thực hiện thì NH cũng mua được, nhưng sau đó thì các tập đoàn, doanh nghiệp cũng biện đủ lý do để không bán ngoại tệ nữa. Như vậy, chiều hướng giá USD giảm trong những ngày cuối và đầu tuần là do tác động của việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ và gói giải pháp mà NHNN triển khai.

Tôi băn khoăn về chủ trương cho phép các điểm kinh doanh ngoại tệ trên thị trường tự do. Nhiều doanh nghiệp khó mua USD từ NH, nhưng tại các điểm kinh doanh ngoại tệ thì muốn bao nhiêu cũng được. Theo một người kinh doanh vàng bạc thì họ cho biết, đâu dễ dàng gì khi xin được phép mua bán ngoại tệ. Nếu trong thời gian tới, việc “mua bán ngoại tệ” thuộc về NH thì cần phải có biện pháp quản lý thật chặt chẽ, nếu không thì việc mua bán ngoại tệ lại sẽ rơi vào tình trạng “cửa trước” thì chặt, “cửa sau” lại thoáng, tạo điều kiện cho nhân viên ngân hàng giao dịch “ngầm”.

Hiện nay, các NH vẫn nhận gửi vàng, USD của người dân, đặc biệt là lãi suất USD rất cao (5,7%/năm - gói lãi suất đẹp của NHNT) thì việc hút ngoại tệ của người dân vẫn là vấn đề cần bàn trong việc quản lý trong hệ thống NH. Khi lãi suất tiền VND được các NH cùng đẩy lên mức cao nhất 14%, thì có tới 2 NH vẫn “lách” đẩy lên mức cao hơn để hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân. Họ sẵn sàng chịu hình thức “kỷ luật”, nhưng “sức hút” của đồng tiền vẫn mạnh hơn cả án kỷ luật.

Để người Việt dùng tiền Việt như nhiều nước đã thực hiện thành công - đó là điều mà người dân mong mỏi.

                                                                           Theo Báo Laodong

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH thuộc lĩnh vực y tế tại Trung tâm Y tế (TTYT) TP Hòa Bình.

Công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Ngày 24/5, tại thành phố Việt Trì, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ Ba và công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập

Thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Đà Bắc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp đầu tư thâm canh, chuyên canh các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Qua đó không chỉ nâng cao thu nhập mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả.

Huyện Kim Bôi đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí

Là 1 trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) lớn, có ý nghĩa quan trọng hướng đến xây dựng "tam nông” thịnh vượng, Chương trình MTQG xây dựng NTM được cả hệ thống chính trị và người dân các xã huyện Kim Bôi dồn sức hoàn thiện, phấn đấu về đích theo đúng lộ trình.

Cao Phong nỗ lực xây dựng huyện nông thôn mới

Theo kế hoạch, kết thúc nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Cao Phong sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới (NTM). Tính đến thời điểm này, huyện có 8 xã đạt chuẩn NTM và 1 xã đang hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu. Năm 2024, huyện phấn đấu đưa xã Thạch Yên về đích NTM và xã Bắc Phong về đích NTM nâng cao. Cùng với đó, huyện tiếp tục thực hiện 5/9 tiêu chí xây dựng huyện NTM.

Thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ

Trong thời gian qua, hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh có bước chuyển biến tích cực, thể hiện ở tỷ lệ các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn, số lượng và giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ tăng, có nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Từ năm 2018, tỉnh đẩy mạnh hoạt động ươm tạo DN khoa học và công nghệ (KH&CN), hỗ trợ thành lập DN, tổ chức KH&CN. Đến nay, toàn tỉnh có 15 tổ chức KH&CN. Các tổ chức, DN đã ứng dụng công nghệ, kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo lĩnh vực đăng ký.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục