Anh Nguyễn Văn Thắng, xã Nhuận Trạch chăm sóc đàn bò sữa của gia đình.

Anh Nguyễn Văn Thắng, xã Nhuận Trạch chăm sóc đàn bò sữa của gia đình.

(HBĐT)- Cách đây 10 năm, anh Nguyễn Văn Thắng – chi hội trưởng nông dân thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được tập huấn chăn nuôi bò sữa do dự án chăn nuôi bò sữa huyện Lương Sơn mở lớp, ngoài ra còn được tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình chăn nuôi bò sữa ở Ba Vì – Hà Nội. Trở về, anh quyết tâm gây dựng và theo đuổi nghề chăn nuôi bò sữa với mong muốn thay đổi cuộc sống gia đình.

 

30 triệu đồng là khoản tiền không nhỏ để mua một con bò giống thời điểm lúc bấy giờ. Để có vốn, anh mạnh dạn vay thế chấp ngân hàng cùng toàn bộ số tiền tích luỹ từ trồng rau màu, chăn nuôi lợn của gia đình để mua bò sữa. Tiếp đó là thời kỳ anh miệt mài vừa nuôi lợn, cấy lúa, trồng màu để duy trì cuộc sống gia đình, vừa dành đất phát triển đồng cỏ làm nguồn thức ăn đảm bảo cho công việc chăn nuôi. Anh Thắng cho biết: Để đạt sản lượng sữa, mỗi ngày, người chăn nuôi phải cho bò ăn ít nhất 30 kg cỏ, 4 kg cám và một số sản phẩm phụ khác như bã bia để kích thích tiết sữa. Việc lấy sữa, bảo quản sữa trước khi chuyển đến trạm thu gom cũng đảm bảo đúng quy trình, kỹ thuật phải sạch tuyệt đối tỷ lệ chất dinh dưỡng cao nhất.

 

Cũng theo anh, chăn nuôi bò sữa tuy vốn và công sức bỏ ra không nhỏ nhưng bù lại, khi bò bước vào thời kỳ khai thác sữa sẽ mang về nguồn lợi lớn cho nông dân. Mừng nhất là kể từ lúc bắt tay vào nghề đến nay, những hộ gia đình chăn nuôi bò sữa như anh không phải lo lắng đầu ra như một số nghề mới khác. Trạm thu gom của công ty sữa quốc tế (Hà Nội) được đặt ngay tại thôn, trực tiếp đứng ra thu mua sữa cho bà con. Sản lượng sữa của các hộ chăn nuôi chưa bao giờ bị ế, có bao nhiêu tiêu thụ hết đến đó.

 

Từ chỗ chỉ có một con bò giống, đến nay, gia đình anh Thắng đã phát triển lên 4 con bò, trong đó có 2 con đã cho khai thác sữa, 2 con thời kỳ hậu bị. Anh cho biết: Thời gian lấy sữa thường vào buổi sáng sớm và buổi tối, bình quân mỗi ngày gia đình anh khai thác đạt 20 – 25 lít sữa/con, có ngày cao điểm khai thác đạt 35 lít sữa/con. Với giá bán cho công ty thu gom, hiện nay 11.000 đồng/lít sữa tươi, từ 2 bò cho khai thác sữa, mỗi ngày, anh Thắng thu được xấp xỉ 1 triệu đồng. (Trừ 50% chi phí thức ăn chăn nuôi, anh bỏ ra 500.000 đồng mỗi ngày).

 

Nghề chăn nuôi bò sữa đã mang lại cuộc sống ngày càng khấm khá cho gia đình anh Thắng (trừ chi phí sản xuất), bình quân thu nhập của gia đình anh đạt 150 triệu đồng/năm. Cùng với hàng chục hội viên nông dân trong thôn, anh tích cực học tập, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm để nghề chăn nuôi bò sữa ngày càng phát triển, giúp nông dân thực hiện mơ ước làm giàu.

 

                                                                                  Bùi Thu

                                                                             (Sở TT&TT)

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục