(HBĐT) - Vụ hè - thu năm 2010, huyện Kim Bôi đưa mô hình ngô ngọt với diện tích 5, 4 ha làm điểm tại 3 xã Nật Sơn, Bắc Sơn, Kim Bình. Đến vụ đông, diện tích trồng nhân lên 26,2 ha, tập trung ở các xã Bắc Sơn, Kim Truy, Hợp Kim, Kim Bôi, Nam Thượng, Nật Sơn.

 

Với đặc điểm thời gian sinh trưởng ngắn, ngô ngọt trồng được quanh năm. Tuy nhiên, ngô ngọt không tiếp tục được triển khai ở vụ xuân 2011, bà con nông dân các xã không còn mặn mà “đeo đuổi” giống ngô này.

Ngô ngọt là giống lai đơn F1, phần lớn được sản xuất tại Thái Lan, được đánh giá phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu ở huyện Kim Bôi. Yêu cầu kỹ thuật trồng không có nhiều khác biệt so với các giống ngô bà con đã canh tác. Ngô ngọt có thời gian sinh trưởng ngắn (67 - 85 ngày), tính kháng bệnh cao, vị trí đóng bắp thấp nên khả năng chống đỡ tốt, năng suất tiềm năng đạt từ 15 - 18 tấn /ha, trong khi các giống ngô khác đạt cao nhất 8-  10 tấn /ha. Ngoài thu bắp, ngô ngọt còn cho lượng thức ăn xanh từ 2, 5 - 3 tấn/sào phục vụ chăn nuôi.

ông Bùi Văn Sung ở thôn Cóc Lẫm, xã Kim Truy chia sẻ: Giống do công ty cung ứng hỗ trợ và hướng dẫn kỹ thuật trồng còn phân bón, công chăm sóc do mình bỏ ra. Vụ đông - xuân rồi, gia đình trồng thử gần 2000 m2 ruộng thấy việc chăm sóc gần giống với ngô lai nhưng thu hoạch có khác. Ngô ngọt được thu hoạch trong thời gian rất ngắn (2 - 3 ngày), khi hạt ngô căng đều, có màu vàng cam, râu hơi chớm héo là bắt đầu thu. Đặc điểm khác nữa là ngô ngọt chỉ thu và bán tươi (cả bắp và vỏ lá bi), việc thu mua này với bà con còn chưa quen. Công ty TNHH Chế biến nông sản Đức Lộc (tỉnh Hải Dương) hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Gặp gỡ, trao đổi với một số hộ tham gia trồng mô hình ngô ngọt ở xã Nam Thượng được biết, vụ đông vừa qua, cả xã có 30 hộ trồng với tổng diện tích 7 ha ở 3 xóm Nam Thượng (4 ha), Nam Hạ (2 ha), Bôi Cả (1ha). Theo ông Bùi Văn Thiên, trưởng xóm Nam Thượng, chăm sóc ngô ngọt tương đối nhàn, nếu thực hiện đúng quy trình hướng dẫn kỹ thuật, năng suất sẽ đạt cao hơn nhưng do chưa đầu tư chăm bón nhiều, trồng thưa nên năng suất thực tế chỉ đạt 8 - 10 tấn /ha. Nam Thượng cũng như nhiều nơi khác trong huyện có đất đai màu mỡ. Lâu nay, bà con trồng ngô lai thường cho năng suất rất cao (8 - 9 tấn /ha). Nếu so sánh giá trị kinh tế giữa ngô ngọt và ngô lai thì thu nhập của ngô ngọt bằng, thậm chí thấp hơn ngô lai. Hiện nay, giá ngô hạt thường trên thị trường khoảng 5.000 đồng /kg, giá ngô ngọt bán cho công ty trực tiếp thu mua chỉ vào 2.700 đồng /kg, thời điểm cao nhất là 3.500 đồng /kg.

Mới đây, huyện Kim Bôi đã tiến hành sơ kết, tổ chức hội thảo đánh giả mô hình ngô ngọt tại địa phương và đi đến kết luận: ngô ngọt hoàn toàn phù hợp với điều kiện đất, thổ nhưỡng ở Kim Bôi. Đây là mô hình giúp phát triển sản xuất hàng hoá, cải thiện kinh tế hộ gia đình, tăng cường liên kết 4 nhà (Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nông). Lý giải nguyên nhân vì sao bà con nông dân không mặn mà với ngô ngọt, ông Bùi Văn Bộ, Phó phòng NN & PTNT huyện cho rằng, nếu nhà doanh nghiệp và chính quyền địa phương phối hợp tổ chức chỉ đạo tốt hơn thì mô hình sẽ tiếp tục nhân rộng, có hiệu quả. Hơn nữa, doanh nghiệp cần nâng mức giá thu mua, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho bà con nông dân sát sao hơn để năng suất ngô đạt cao hơn, đồng nghĩa với việc thu nhập, giá trị kinh tế mang lại từ cây ngô ngọt được khẳng định. Bà con cũng quan tâm phát triển giống ngô này bởi ngoài thu bắp, thân, lá cây ngô ngọt sau thu hoạch là nguồn thức ăn chăn nuôi gia súc dồi dào.

                                                                                     Bùi Minh   

 

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục